Tín hiệu vui xuất hiện, "dân chơi" bắt đầu đổ tiền vào thị trường chứng khoán
Kinhtedothi - Dù tâm lý e ngại của nhà đầu tư với các chỉ báo hiện tại vẫn còn, nhưng thanh khoản đã bắt đầu khởi sắc trên thị trường chứng khoán.
Tín hiệu tích cực
Phiên giao dịch chứng khoán ngày 5/7 kết thúc khi VN-Index giảm 14,24 điểm (1,19%) còn 1.181,29 điểm, HNX-Index giảm 3,25 điểm (1,16%) xuống 277,94 điểm, UPCoM-Index giảm 0,71 điểm (0,81%) về 87,19 điểm.
Điểm sáng trong phiên giao dịch này là thanh khoản tăng đột biến. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường khoảng 15.909 tỷ đồng, tăng gần 39% với phiên trước. Trong đó, HOSE có khối lượng giao dịch 612 triệu đơn vị, tương đương 13.807 tỷ đồng.
Điều này đã được nhiều chuyên gia dự báo, bởi lẽ tình hình kinh tế thế giới có nhiều khởi sắc cũng như việc cơ quan quản lý có một số động thái để thúc đẩy thị trường chứng khoán.
Trong báo cáo chiến lược đầu tư tháng 7/2022 mà Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, ở thời điểm hiện tại, vĩ mô thế giới đã hé lộ một số tín hiệu tích cực ban đầu về giá dầu, khi đã giảm hơn 10% từ đỉnh, đặc biệt ghi nhận sự giảm nhanh sau kỳ họp OPEC+ cam kết gia tăng sản lượng tháng 7-8/22. Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc bước đầu cho thấy dấu hiệu hồi phục trong tháng 6/22 thông qua các số liệu về xuất nhập khẩu, logistics, PMI, ISM… Tuy nhiên vẫn còn khá sớm để có cái nhìn lạc quan về hai biến số này.
Ngoài ra, VDSC cho rằng số liệu kinh tế Mỹ và mức tăng lãi suất được công bố trong kỳ họp Fed tháng 7 tới đây sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường thế giới cũng như Việt Nam.
Hơn nữa, cũng theo VDSC, các nhà điều hành trong nước có những động thái hỗ trợ kiểm soát lạm phát, duy trì lãi suất điều hành và lãi suất cho vay trên thị trường 1, cũng như ổn định tỷ giá. Vì vậy, VDSC cho rằng trong ngắn hạn (tháng 7/2022) các biến số vĩ mô này vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể.
Đặc biệt, dự thảo Giao dịch T+2 chứng minh nỗ lực của cơ quan chủ quản trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thị trường trong dài hạn.
"Trong thực tế, nhà đầu tư sẽ có lợi hơn về thời gian giao dịch và chi phí margin. Tuy nhiên trong ngắn hạn khó có thể đánh giá được hiệu quả của dự thảo này, đặc biệt trong bối cảnh thị trường vừa trải qua đợt điều chỉnh mạnh, tâm lý nhà đầu tư cá nhân vẫn còn nhiều e ngại như hiện tại", VDSC đánh giá.
Dự báo tiếp tục giằng co, rung lắc
Theo phân tích của VDSC, kết quả kinh doanh của các nhóm ngành trong quý 2-3/2022 sẽ tập trung nhiều từ trung lập cho đến tích cực. Tuy nhiên, giá cổ phiếu đa phần đã phản ánh những kỳ vọng tích cực từ thị trường. Riêng có ngành ngân hàng kỳ vọng tạo được sắc xanh cho thị trường từ triển vọng kết quả kinh doanh tích cực của quý 2, 3, trong khi giá đã chiết khấu khá nhiều tính từ đầu năm
"Tháng 7, VN-Index sẽ biến động trong vùng 1.180 - 1.250 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, khi giá dầu tăng mạnh trở lại, đồng thời tăng trưởng kinh tế Mỹ xác nhận đi vào “suy thoái kỹ thuật”, chỉ số VN-Index có thể diễn biến xấu hơn so với mức kỳ vọng của chúng tôi. Chiến lược đầu tư mang tính phòng thủ cao vẫn được khuyến nghị cho tháng 7", VDSC khuyến nghị.
Trở lại với phiên giao dịch chứng khoán ngày 6/7, Công ty Chứng khoán Asean - AseanSC dự báo, VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.170 - 1.180 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.150 - 1.160 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
Còn Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam dự báo, thị trường có thể tiếp tục nhịp giảm vào đầu phiên và VN-Index kiểm định lại ngưỡng 1.162 điểm. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên dòng tiền ngắn hạn có thể còn phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Điểm tích cực là dòng tiền có dấu hiệu gia tăng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý giảm nhẹ cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn đã bớt hào hứng với diễn biến hiện tại.
Thị trường chứng khoán biến động mạnh, đầu tư thế nào hiệu quả?
Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những phiên biến động mạnh đi xuống, xen kẽ với những phiên tăng điểm, hoặc đi ngang. Trong lúc thị trường hiến động mạnh, chuyên gia đưa ra những khuyến cáo giúp nhà đầu tư giữ vững tâm lý, tránh hao tổn tải sản.
Ủy ban Chứng khoán cần làm được nhưng cũng phải nói được
Kinhtedothi - Tại cuộc làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đề nghị, UBCKNN “cần làm được, nhưng cũng phải nói được” thông qua việc tăng cường công tác dự báo, thông tin, tuyên truyền để DN, người dân, nhà đầu tư có thêm kiến thức về thị trường.
Chứng khoán hôm nay 3/7: Hai kịch bản cho thị trường, kế hoạch giải ngân
Kinhtedothi – Thị trường chứng khoán đã có phiên hồi phục. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn ở mức thấp, việc lựa chọn cổ phiếu và kế hoạch giải ngân khi thị trường “con gấu” thế nào cho hiệu quả, đó là nỗi băn khoăn của không ít nhà đầu tư lúc này.