Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Dạy học môn Xã hội - kinh nghiệm từ Nhật Bản”

Kinhtedothi - Sáng 27/5, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Dạy học môn xã hội - kinh nghiệm từ Nhật Bản” tại Phố sách Hà Nội 19/12.

Các đại biểu tham gia buổi tọa đàm Học môn Xã hội - kinh nghiệm từ Nhật Bản.

Tại buổi tọa đàm, 2 diễn giả Nguyễn Quốc Vương - Nghiên cứu sinh Đại học Kanazawa (Nhật Bản) và TS. Nguyễn Ngọc Minh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã cùng các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến xung quanh 2 cuốn sách Hướng dẫn học tập môn Xã hội - kinh nghiệm từ Nhật Bản tập I và II. Trong đó, trọng tâm được nói đến là cuốn sách Hướng dẫn học tập môn Xã hội đã làm thay đổi con người Nhật Bản suốt thời gian qua và tại sao cuốn sách lại thu hút được sự chú ý đặc biệt từ phụ huynh cùng người dân xứ hoa Anh đào.

Sách “Hướng dẫn học tập môn Xã hội” được Bộ Giáo dục Nhật Bản ban hành năm 1947 - thời điểm Nhật Bản đang tiến hành cải cách giáo dục mạnh mẽ nhằm tái thiết đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Bản dịch tiếng Việt do Nguyễn Quốc Vương dịch và TS. Nguyễn Lương Hải Khôi hiệu đính. Tài liệu quý về dạy học tích hợp - cuốn sách “Hướng dẫn học tập môn Xã hội” đã được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm công bố vào đầu năm 2016.

Nội dung sách tạo được ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi chứa đựng những kinh nghiệm quốc tế hay, những gợi ý hữu ích cho công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay. Trong số các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông của Nhật Bản, môn Xã hội lần đầu tiên được du nhập từ phương Tây ngay khi nước Nhật bắt đầu công cuộc tái thiết sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Theo Nghiên cứu sinh Đại học Kanazawa Nguyễn Quốc Vương, năm 1947, cải cách giáo dục tại Nhật Bản chính thức được tiến hành và 15 năm sau đó nước Nhật bắt đầu bước vào thời kỳ kinh tế phát triển thần kỳ, đạt đến đỉnh cao cũng như thay đổi rất nhiều. Khi nhìn lại, chúng ta có thể thấy rõ, toàn bộ giá trị phổ quát người Nhật tiếp nhận và sau đó thay đổi họ, bao gồm suy nghĩ về hòa bình, dân chủ, tôn trọng con người… đều bắt nguồn từ tài liệu học tập này rồi bắt đầu lan truyền trên khắp nước Nhật.

Giải đáp những thắc mắc từ độc giả, anh Nguyễn Quốc Vương cho rằng, trong một nền giáo dục hiện đại, việc tồn tại nhiều mô hình giáo dục là điều rất tốt và nước Nhật cũng giống như vậy. Tuy nhiên, điều cơ bản nhất là những giá trị phổ quát và triết lý giáo dục là một sự thống nhất chung, trong đó hướng tới con người, giá trị phổ quát như thế nào, song con đường đi sẽ rất khác nhau. Trên con đường đi đó, chúng ta đều có thể tôn trọng và hợp tác lẫn nhau. Do vậy, việc phụ huynh dạy con kiểu Nhật, kiểu Mỹ… song cuối cùng hướng tới tất cả các phẩm chất của con người đều không thể trái giá trị phổ quát như yêu thương nhau, tôn trọng hòa bình.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng, thông qua những hướng dẫn, gợi ý thiết thực, phong phú của cuốn sách, giáo viên sẽ thêm tự tin thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là đối với các môn: Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội, Giáo dục lối sống, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo… Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, việc vận dụng những nội dung của cuốn sách cần kết hợp với quá trình khảo sát, tìm hiểu để nắm vững tình hình và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục ở mỗi địa phương.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin tài trợ