Tổng cục Quản lý thị trường tập trung giám sát cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Kinhtedothi - Trong những ngày qua, tại nhiều địa phương, đặc biệt khu vực miền Nam xuất hiện tình trạng nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngưng hoạt động, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.
Trước tình hình đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương, ngày 10/10, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã có văn bản yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện các công việc sau:
Nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương và Tổng cục QLTT trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và lực lượng chức năng tăng cường việc kiểm tra, giám sát toàn bộ hệ thống thương nhân kinh doanh xăng dầu ở tất cả loại hình (thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ, đại lý bán lẻ xăng dầu); yêu cầu các đơn vị hoạt động đúng với nội dung ghi trên giấy xác nhận đủ điều kiện, thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trên địa bàn.

Tập trung việc giám sát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang hoạt động trên địa bàn. Theo đó, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngưng hoạt động tiến hành chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra để làm rõ nguyên nhân, lý do tạm ngưng, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Thu hồi hoặc kiến nghị thu hồi giấy phép nếu vi phạm dù bất kể thương nhân ở loại hình nào; thực hiện áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Thủ trưởng cơ quan QLTT chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo, tổ chức công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Thực hiện xử lý nghiêm các cán bộ, công chức buông lỏng quản lý, bao che, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.
Các đơn vị nghiêm túc triển khai, báo cáo tình hình kết quả thực hiện về Tổng cục QLTT theo quy định để báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo kịp thời về Tổng cục để thống nhất chỉ đạo.

TP Hồ Chí Minh bảo đảm không thiếu xăng dầu
Kinhtedothi - TP Hồ Chí Minh có 550 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, 60 nhà phân phối, 1 thương nhân làm tổng đại lý, 29 đại lý bán lẻ, nhưng chỉ có 3 cửa hàng đang tạm ngưng kinh doanh để sửa chữa cửa hàng.

Doanh nghiệp xăng dầu "kêu cứu" về bất hợp lý trong kinh doanh
Kinhtedothi - Tập thể 36 chủ doanh nghiệp, thương nhân tại TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ liên quan đến những bất cập trong kinh doanh xăng dầu.

Bộ Công Thương yêu cầu duy trì, đảm bảo việc cung ứng xăng dầu
Kinhtedothi - Để bảo đảm duy trì việc cung ứng xăng dầu đầy đủ và liên tục cho thị trường trong nước, ngày 7/10/2022, Bộ Công Thương đã có công văn yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.