Kinhtedothi - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay (10/1) tuyên bố đã thành công bảo vệ Kazakhstan - một quốc gia Liên Xô cũ - chống lại những gì ông mô tả là một cuộc "nổi dậy khủng bố do nước ngoài hậu thuẫn".
Thành phố lớn nhất của Kazakhstan, Almaty, đã trở lại bình thường vào hôm 10/1 sau gần một tuần bất ổn - tình trạng bạo lực được cho là tồi tệ nhất trong 30 năm lịch sử độc lập tại quốc gia Trung Á từng thuộc Liên Xô cũ.
Tuần trước, Tổng thống Putin đã cử lính dù đến bảo vệ các cơ sở chiến lược sau khi những người biểu tình chống chính phủ ở Kazakhstan xông vào và đốt phá các tòa nhà công quyền. Hàng chục người được cho là đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình ở các thành phố trên khắp đất nước.
Theo Reuters, việc triển khai quân đội nhanh chóng của Nga đã chứng tỏ sự sẵn sàng can thiệp của Điện Kremlin để bảo vệ ảnh hưởng của mình ở khối Liên Xô cũ, vào thời điểm mà Moscow đang mâu thuẫn với phương Tây về việc Nga tăng cường hàng nghìn quân tại biên giới với Ukraine.
Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của liên minh quân sự của các quốc gia Liên Xô cũ CSTO, Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng cơ quan này đã thành công trong việc "ngăn chặn sự suy yếu của nền tảng nhà nước, sự suy thoái hoàn toàn của tình hình nội bộ ở Kazakhstan và ngăn chặn những kẻ khủng bố, tội phạm, cướp bóc và các yếu tố tội phạm khác".
"Tất nhiên, chúng tôi hiểu rằng các sự kiện ở Kazakhstan không phải là nỗ lực đầu tiên và cuối cùng nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia của chúng ta từ bên ngoài. Các biện pháp mà CSTO thực hiện đã cho thấy rõ ràng rằng chúng tôi sẽ không để tình hình lung lay ở đây", ông Putin nói hôm 10/1.
Tổng thống Kazakhstan đương nhiệm Kassym-Jomart Tokayev tuyên bố rằng đất nước của ông đã chống lại "một cuộc đảo chính có chủ đích".
"Dưới hình thức của các cuộc biểu tình tự phát, một làn sóng bất ổn đã nổ ra. Rõ ràng, mục tiêu chính là phá hoại trật tự hiến pháp và quyền lãnh đạo", ông Tokayev nói với hội nghị thượng đỉnh hôm 10/1.
Cả Nga và Kazakhstan đều mô tả tình trạng bất ổn này là một cuộc nổi dậy do nước ngoài hậu thuẫn, dù không nêu đích danh bất cứ tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm đứng sau.
Từ lâu, Nga đã cáo buộc cho phương Tây thúc đẩy "các cuộc cách mạng màu" - các cuộc nổi dậy lật đổ chính phủ ở các nước như Gruzia, Ukraine, Kyrgyzstan và Armenia. Năm 2020, Điện Kremlin cũng công khai ủng hộ nhà lãnh đạo Belarus trong các cuộc biểu tình hậu bầu cử Tổng thống.
Kinhtedothi - Tuyên bố trên được Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Hạ viện Nga, ông Leonid Slutsky, đưa ra khi bình luận về gói trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm vào ngành năng lượng Nga.
Kinhtedothi- Tham vọng sở hữu Greenland của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một đề xuất gây tranh cãi, mà còn hé lộ cuộc tranh giành ảnh hưởng đầy căng thẳng giữa các siêu cường tại hòn đảo giàu tài nguyên này.
Kinhtedothi - Việc kết nạp thành công Indonesia tiếp tục mở ra hướng phát triển mới và khẳng định vị thế của khối BRICS ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Kinhtedothi – Một chuyên gia quân sự cấp cao của Nga nhận định việc chiếm được Kurakhovo mở đường cho quân đội Nga tiến vào khu vực Dnepropetrovsk, được truyền thông Mỹ mô tả là “trái tim công nghiệp” của Ukraine.