Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tuyển sinh 2023: Rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục đăng ký xét tuyển

Kinhtedothi - Tại Hội nghị tuyển sinh năm 2023 tổ chức sáng nay (3/3), Bộ GD&ĐT đã đưa ra bức tranh tổng quan về tuyển sinh năm 2022, định hướng công tác tuyển sinh năm 2023, trong đó nhấn mạnh việc rút ngắn thời gian tuyển sinh, đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển

Hội nghị tuyển sinh 2023 do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 3/3
Hội nghị tuyển sinh 2023 do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 3/3

Kết quả tích cực nhờ ứng dụng công nghệ

Đánh giá về công tác tuyển sinh năm 2022, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thu Thủy cho biết, công tác tuyển sinh năm 2022 có một số điều chỉnh kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo thuận lợi, bảo đảm quyền lợi, sự công bằng cho thí sinh.

Cụ thể: Toàn bộ quy trình đăng ký dự tuyển, nộp lệ phí dịch vụ xét tuyển, tổ chức xét tuyển và xử lý nguyện vọng, xác nhận nhập học được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung (Hệ thống). Thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT và ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào do các CSĐT công bố. Tất cả nguyện vọng của thí sinh trong đợt xét tuyển chính (đợt 1) được xử lý tập trung trên Hệ thống để xác định ngành và trường mà thí sinh trúng tuyển theo nguyện vọng ưu tiên cao nhất. Các bên liên quan đã cùng phối hợp đồng bộ, hiệu quả, hỗ trợ kịp thời trong tất cả các giai đoạn của quá trình tuyển sinh.

Từ những đổi mới đó trong quy chế tuyển sinh và hệ thống công nghệ đã mang lại những kết quả tích cực, tạo thuận lợi cho thí sinh, các CSĐT được cạnh tranh bình đẳng và minh bạch, tỷ lệ thí sinh ảo giảm mạnh...

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy (Bộ GD&ĐT): Hệ thống công nghệ đã mang lại những kết quả tích cực trong tuyển sinh, tạo thuận lợi cho thí sinh,
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy (Bộ GD&ĐT): Hệ thống công nghệ đã mang lại những kết quả tích cực, tạo thuận lợi cho thí sinh,

Theo số liệu thống kê, tổng số thí sinh nhập học toàn quốc là 521.263 đạt 83,39% (cao hơn số nhập học của năm 2021, 2020); trong số 330 CSĐT có 194 CSĐT (58,67%) có tỉ lệ nhập học đạt trên trên 80% so với chỉ tiêu và chiếm 79,42% tổng số nhập học của toàn quốc.

Tuy nhiên, kỳ tuyển sinh năm 2023 vẫn còn một số CSĐT đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển; một số phương thức xét tuyển chưa hiệu quả, còn hiện tượng thí sinh chọn nhầm phương thức xét tuyển; gặp một số khó khăn trong truy nhập Hệ thống nộp lệ phí trực tuyến, giải quyết các vấn đề phát sinh trong xét tuyển ở một số nơi còn chưa kịp thời gây bức xúc cho thí sinh và xã hội….Liên quan đến việc xét tuyển sớm cũng tồn tại một số hạn chế cần khắc phục; vẫn còn việc nhầm lẫn, sai sót của thí sinh về khu vực, đối tượng ưu tiên và vấn đề thí sinh tự do

Bộ GD&ĐT thống kê các lĩnh vực thu hút tuyển sinh nhất năm 2022 gồm: Kinh doanh và quản lý, Máy tính và CNTT, Công nghệ kỹ thuật, Nhân văn cũng như 4 lĩnh vực kém tuyển sinh nhất (Nông lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Dịch vụ xã hội). Hai phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn nhất là sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả học tập THPT (học bạ).

Tiếp tục hoàn thiện quy trình tuyển sinh

Theo đại diện Bộ GD&ĐT, công tác tuyển sinh năm 2023 về cơ bản giữ ổn định như năm 2022 nhưng có lưu ý: CSĐT ban hành quy chế tuyển sinh cụ thể hoá quy chế của Bộ GDĐT; Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần; Thí sinh được hưởng chính sách ƯTKV theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp cùng một số điểm cần lưu ý, một số điểm mới và giải pháp để tiếp tục cải thiện, khắc phục các tồn tại, hạn chế năm 2022.

Các CSĐT cần phân tích, thống kê kết quả của các phương thức xét tuyển (PTXT); đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo PTXT; loại bỏ các PTXT không hiệu quả; có phương án xét tuyển để đảm bảo công bằng giữa các PTXT; phải đưa đúng, đủ, chính xác thông tin thí sinh trúng tuyển sớm theo quy định; nghiên cứu sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT làm điều kiện sơ tuyển…

Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện quy trình tuyển sinh, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1 (để các trường khai giảng vào đầu tháng 9); tiếp tục nâng cấp Hệ thống áp dụng công nghệ để hạn chế các nhầm lẫn của thí sinh; tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh, hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình đăng ký xét tuyển, đơn giản hoá giao diện đăng ký xét tuyển; Thí sinh đăng ký xét tuyển trên Hệ thống chỉ theo ngành đào tạo, đơn giản hoá việc đăng ký xét tuyển, giảm tối đa nhầm lẫn, nâng cấp Hệ thống, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm (nếu có).

Bộ GD&ĐT cũng nêu các kế hoạch về công tác xét tuyển sớm, về thông tin đăng ký của thí sinh tuyển sinh của một số ngành, lĩnh vực và CSĐT xử lý rủi ro trong tuyển sinh, đặc biệt dự kiến các bước tuyển sinh năm 2023.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Trường THCS vẫn được kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6

Trường THCS vẫn được kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6

10/01/2025 | 12:02

Kinhtedothi- Liên quan đến quy chế tuyển sinh THCS, Bộ GD&ĐT cho biết, khi thực hiện xét tuyển lớp 6, nếu số lượng học sinh đáp ứng tiêu chí vẫn vượt so với chỉ tiêu được giao thì nhà trường sẽ xây dựng tiêu chí xét tuyển riêng, trong đó có bài kiểm tra, đánh giá năng lực.

Tin tài trợ