Xét xử đồng phạm của “siêu lừa” Huyền Như
Kinhtedothi - Bị cáo Bảo Ngọc được xác định đã tiếp tay cho “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như trong việc lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 670 tỷ đồng của ACB.
Theo nội dung hợp đồng gửi tiền, các chủ tài khoản đã ký các lệnh chi để chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, Bảo Ngọc không yêu cầu 17 nhân viên gửi tiền phải nhận các thẻ tiết kiệm để quản lý. Từ sự tiếp tay này của Bảo Ngọc, “siêu lừa” Huyền Như đã chiếm đoạt gần 670 tỷ đồng tiền gửi bằng việc làm giả 9 lệnh chi của 6 chủ tài khoản, chuyển hơn 120 tỷ đến tài khoản người khác. Ngoài ra, Huyền Như còn lập 89 thẻ tiết kiệm với tổng số tiền hơn 530 tỷ đồng và không giao cho các chủ thẻ.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào đầu năm 2014, Huyền Như với cáo buộc chủ mưu gây thiệt hại gần 4.000 tỷ đồng (trong đó có hành vi chiếm đoạt số tiền gần 670 tỷ đồng) đã bị tuyên phạt tù chung thân. Đồng thời, tại phiên tòa phúc thẩm tháng 1/2015, ngoài giữ nguyên mức án sơ thẩm với Huyền Như, TAND Tối cao tại TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị Cơ quan CSĐT khởi tố một số người “giúp sức” cho “siêu lừa” này, trong đó có Bảo Ngọc.Trong quá trình điều tra, Bảo Ngọc không khai nhận việc yêu cầu Huyền Như phải trả riêng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 0,1 -1,5%/năm. Tuy nhiên, Cơ quan công tố xác định, Bảo Ngọc đã giúp sức cho Huyền Như chiếm đoạt số tiền gần 670 tỷ đồng nên đã đủ cấu thành hành vi lừa đảo.Ngoài ra, chị gái của Bảo Ngọc đã tự nguyện giao nộp gần 3,2 tỷ đồng trong tổng số hơn 3,7 tỷ đồng mà Huyền Như chuyển vào tài khoản trước đó nên được miễn trách nhiệm hình sự.
Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong 2 ngày (23 và 24/9).Liên quan việc ủy thác gửi tiền trên, trước đó, một loạt lãnh đạo cấp cao của ACB đã bị tuyên phạt về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong đó, Nguyễn Đức Kiên đã bị tuyên phạt 30 năm tù… |