Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Kinhtedothi - Ngày 8/6, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 168/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 53/NQ-CP, ngày 14/4/2023, của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15, ngày 15/11/2022, của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các sở, ngành, đơn vị, các cấp chính quyền trên địa bàn thành phố, kế hoạch đã xác định nhiều nhiệm vụ, giải pháp.
Đối với nhóm nhiệm vụ, giải pháp chung về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng và trình UBND thành phố Đề án tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại từng cơ quan, tổ chức, cả khu vực công cũng như khu vực tư để nội dung này thực sự trở thành văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.
Các sở, ngành, đơn vị; UBND các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố (nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xử lý nghiêm minh, kịp thời trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tham mưu giúp thành phố tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong nhân dân với chủ đề, nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu giúp thành phố đổi mới việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và báo cáo việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm và hằng năm, theo hướng vừa bảo đảm tính tổng thể, toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm, có chủ đề từng năm.
Các sở, ngành, đơn vị; UBND các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố (nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), nghiêm túc chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và khẩn trương có giải pháp đồng bộ để khắc phục tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong Báo cáo kết quả giám sát số 330/BC-ĐGS ngày 11/10/2022 của Đoàn giám sát của Quốc hội.
Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, cá thể hóa trách nhiệm; bảo đảm tính công khai, minh bạch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tập trung cao độ chỉ đạo để thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật…
Chủ tịch TP.Hà Nội: Chọn trọng tâm, tránh lãng phí nguồn lực trong chuyển đổi số
Kinhtedothi - Chiều 21/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thành phố.
Vẫn có tình trạng lãng phí trong lập kế hoạch vốn đầu tư và giải ngân?
Kinhtedothi- Ngày 11/5, tại Phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. Trong đó, đặt vấn đề, có tình trạng lãng phí trong lập kế hoạch vốn và giải ngân không?
Bạc Liêu: Trưng cầu giám định dự án trăm tỷ có dấu hiệu lãng phí
Kinhtedothi - Sau ít năm, nhiều thiết bị 400-500 triệu đồng/bộ của Dự án hệ thống lọc nước uống lắp ở 299 điểm trường học, trạm y tế trị giá 123 tỷ đồng ở Bạc Liêu đã hư hỏng, xuống cấp, không thể sử dụng, bỏ phí. Đáng nói, đây là dự án sử dụng ngân sách nhà nước.