Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

13 tiểu thương chợ gia cầm Hà Vỹ tháo dỡ công trình vi phạm đạt 90%

Kinhtedothi - Báo Kinh tế & Đô thị đã có nhiều bài phản ánh sai phạm trong công tác quản lý của các đơn vị đối với hoạt động của tiểu thương chợ gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Nội). Đến nay, các tiểu thương đã tháo dỡ công trình vi phạm đạt 90%.

Mặc dù 13 tiểu thương trong Chợ gia cầm Hà Vỹ có ki ốt hoạt động trái quy định đã chấp hành tháo dỡ xong phần mái tôn nhưng vẫn còn các hạng mục khác.

Tính đến hết ngày 29/9, đã có 13/13 tiểu thương tháo dỡ xong phần mái tôn công trình vi phạm. Còn một số hạng mục khác là khung và vỉ kèo bằng sắt chưa được tháo dỡ. Trong số này, đã có một số tiểu thương dừng hoạt động buôn bán gia cầm. Một số tiểu thương thì căng phông bạt hoạt động buôn bán trở lại. Đến nay, các tiểu thương chấp hành thực hiện theo chỉ đạo đạt 90% nội dung.

Theo khảo sát và nắm bắt tình hình tại chợ Hà Vỹ ngày 29/9 được biết, do mấy ngày nay liên tiếp có mưa nên để đảm bảo an toàn, các tiểu thương tạm dừng việc tháo dỡ các hạng mục công trình vi phạm. Do vậy, đến thời điểm này chưa thể hoàn thành việc khắc phục hậu quả, tháo dỡ công trình vi phạm. Đối với một số hạng mục còn lại là khung và các vỉ kèo bằng sắt sẽ được tháo dỡ nốt trong những ngày tới.

13 tiểu thương tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ được cho thuê trái quy định đang tự giác khắc phục hậu quả.

Cũng tại thời điểm này, do UBND xã và Ban quản lý chợ gia cầm Hà Vỹ đang tập trung khắc phục, xử lý công trình vi phạm, nên việc xử lý rác thải, phân gia cầm cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, những ngày gần đây hệ thống tiêu thoát nước của chợ do ít được nạo vét đã gây ùn tắc, nước thải tràn lên một số tuyến đường giao thông nội bộ của chợ gây ra mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch UBND xã Lê Lợi Nguyễn Tấn Phát khẳng định: Sau nhiều buổi tuyên truyền, vận động và 3 lần gửi thông báo yêu cầu các tiểu thương tự giác tháo dỡ công trình. Qua đó, từ giữa tháng 9/2022 đến nay, đã có 13/13 tiểu thương chấp hành tháo dỡ phần mái tôn. Còn lại khung và các vỉ kèo bằng sắt sẽ được UBND xã tiếp tục vận động tiểu thương tháo dỡ nốt trong những ngày tới.

Mặc dù 13 tiểu thương có ki ốt hoạt động trái quy định đã chấp hành tháo dỡ xong phần mái tôn nhưng vẫn còn các hạng mục khác.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản cho biết: Việc UBND xã Lê Lợi và Ban quản lý chợ gia cầm Hà Vỹ chấp hành thực hiện theo chỉ đạo, tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám sát các tiểu thương tháo dỡ công trình vi phạm, hoàn trả mặt bằng sẽ là cơ sở để UBND huyện sớm ký gia hạn hợp đồng cho 162 tiểu thương kinh doanh tại chợ đúng vị trí được giao theo hồ sơ thiết kế.

"UBND huyện tiếp tục giao nhiệm vụ cho UBND xã Lê Lợi và Ban quản lý chợ gia cầm Hà Vỹ tuyên truyền, vận động 13 tiểu thương hoạt động trái phép ở cuối chợ tháo dỡ dứt điểm các hạng mục còn lại của công trình vi phạm. Nếu các tiểu thương không tự giác khắc phục hậu quả, UBND huyện chỉ đạo UBND xã những ngày tới phải xử lý dứt điểm vi phạm rồi mới tính đến những nội dung khác…” - ông Thản nhấn mạnh.

Hệ thống cống  trong Chợ gia cầm Hà Vỹ  do không được nạo vét  thường xuyên nên đã gây ngập úng nhiều ngày qua

Như báo Kinh tế & Đô thị ở các số báo trước đã nêu, chợ gia cầm Hà Vỹ có quy mô chợ hạng 2 được UBND huyện Thường Tín giao cho UBND xã Lê Lợi quản lý vận hành từ khoảng năm 2006. Tuy nhiên, do lãnh đạo UBND xã nhiệm kỳ trước và Ban quản lý chợ buông lỏng quản lý, làm trái quy định nên mới nảy sinh nhiều khuất tất gây bức xúc dư luận.

Những khuất tất trong thời gian qua tại chợ không chỉ là việc cho thuê ki ốt, cho thuê mặt bằng trái quy định. Bên cạnh đó còn là việc 162 ki ốt trong chợ hết hạn hợp đồng từ tháng 9/2021, nhưng đến nay vẫn chưa được UBND huyện ký gia hạn hợp đồng cho các tiểu thương. Do đó, UBND xã và Ban quản lý chợ đang gặp khó khăn trong công tác vận hành hoạt động chợ.

Các tiểu thương thường xuyên phải phun rửa phân gà ở mặt đường giao thông nội bộ trong chợ gia cầm Hà Vỹ

Chính vì vậy, thời gian qua UBND xã Lê Lợi đã nhiều lần đề nghị UBND huyện xem xét ký hợp đồng gia hạn cho 162 tiểu thương có gian ki ốt cố định hoạt động buôn bán theo đúng hồ sơ thiết kế. Tuy nhiên, do UBND xã và Ban quản lý chợ gia cầm Hà Vỹ chậm xử lý các ki ốt hoạt động trái phép ở trong chợ nên đến nay UBND huyện chưa ký gia hạn hợp đồng cho thuê ki ốt.

Báo Kinh tế & Đô thị sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ