Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Loạt sai phạm tại Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife

4 ông lớn bị thanh tra đang phân phối bảo hiểm qua ngân hàng nào?

Kinhtedothi - Kết quả thanh tra của Bộ Tài chính vừa công bố hôm qua cho thấy Prudential, MB Ageas Life, Sun Life và BIDV Metlife đều sai phạm khi bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng. Vậy, 4 ông lớn bảo hiểm này đang phân phối sản phẩm qua các ngân hàng nào?

Prudential Việt Nam "kết duyên" cùng 7 ngân hàng

Trong 4 doanh nghiệp bị thanh tra, Prudential Việt Nam là công ty bảo hiểm có mạng lưới phân phối các sản phẩm qua kênh ngân hàng lớn nhất.

Prudential Việt Nam có quan hệ hợp tác với SeaBank, MSB, Standard Chartered Bank...

Cụ thể, Prudential Việt Nam đang có quan hệ hợp tác đồng thời với 7 ngân hàng bao gồm MSB, VIB, SeABank... và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như Standard Chartered Bank, UOB, Shinhan Bank. Trong đó, thỏa thuận hợp tác giữa MSB và Prudential bắt đầu từ năm 2021 và kéo dài trong 15 năm. Prudential và SeABank ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền vào năm 2020 với thời hạn 20 năm.

Còn với VIB, Prudential Việt Nam đã chính thức ký kết thảo thuận đối tác chiến lược lâu dài triển khai mô hình kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng với thời hạn 15 năm.

Sun Life Việt Nam độc quyền phân phối sản phẩm qua ACB

Sunlife Việt Nam được thành lập năm 2013 với hoạt động chính kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, quản lý quỹ, đầu tư vốn. Đến cuối năm 2022, công ty có 537 nhân viên, có 1 trụ sở chính, 2 chi nhánh, 39 địa điểm kinh doanh và 40 văn phòng tổng đại lý. Doanh nghiệp này hiện đang hợp tác phân phối độc quyền các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua kênh bancassurance với ACB.

Cái "bắt tay" giữa ACB và Sun Life đã từng mang lại rất nhiều kỳ vọng cho cả hai bên

Cụ thể, năm 2019, Sun Life đã ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong thời gian 15 năm tại Việt Nam.

Một năm sau đó, ngân hàng ACB và Sun Life Việt Nam cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong thời hạn tương tự.

BIDV MetLife và BIDV

BIDV Metlife được thành lập năm 2014. Tổng số nhân viên của công ty 193 người. Công ty này được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa Công ty TNHH MetLife (thuộc sở hữu của Tập đoàn MetLife), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC). Hoạt động chính của BIDV Metlife gồm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tái bảo hiểm, đầu tư vốn.

Kênh bán chéo chính hiện nay của BIDV MetLife vẫn là BIDV. Được biết, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ này chưa ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền với các ngân hàng khác.

MB Ageas Life

Được thành lập từ năm 2016, đây là công ty bảo hiểm được xây dựng trên cơ sở liên doanh giữa 3 đối tác gồm: Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB), Tập đoàn Ageas từ Bỉ và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Muang Thai từ Thái Lan. Do đó, kênh bancassurance chính của MB Ageas Life chính là qua MB Bank.

Bên cạnh đó, trong năm 2022, MB Ageas Life cũng đã ký kết hợp tác phân phối với 2 ngân hàng là Ngân hàng Bắc Á (BacABank) và Ocean Bank.

Trước đó, chiều 30/6, Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm ngân hàng bao gồm: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV MetLife. Theo kết luận thanh tra, các doanh nghiệp này đều có sai phạm khi bán chéo bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurance), nhất là khâu tư vấn của giao dịch viên, nhân viên môi giới.

Một số hành vi vi phạm điển hình như: Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp; Không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm; Cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng ipad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và Không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…

"Những sai phạm này sẽ được xem xét xử phạt hành chính, đảm bảo nghiêm minh và răn đe với thị trường", Bộ Tài chính cho biết. Bên cạnh đó, cơ quan này nói sẽ công khai quyết định xử phạt cho dư luận, nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch.

Chặn “bẫy” bảo hiểm nhân thọ

Chặn “bẫy” bảo hiểm nhân thọ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ