Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

4 quốc gia EU muốn tịch thu tài sản Nga bị phong tỏa hỗ trợ Ukraine

Kinhtedothi - Lithuania, Slovakia, Latvia và Estonia đang đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) tịch thu tài sản của Nga bị Liên minh châu Âu (EU) phong tỏa để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine sau xung đột quân sự với Moscow.

Lithuania, Slovakia, Latvia và Estonia kêu gọi EU sử dụng tài sản Nga bị đóng băng để tái thiết Ukraine. Ảnh: Reuters

Reuters đưa tin, trong bức thư được ký ngày 23/5 và sẽ được gửi đến các bộ trưởng tài chính EU trong ngày thứ Ba, 4 nước trên nhấn mạnh, vào ngày 3/5, Ukraine ước tính rằng sẽ cần khoảng 600 tỷ USD để tái thiết đất nước sau xung đột. Tuy nhiên, với xung đột đang diễn ra gay gắt, số tiền cần thiết sẽ lớn hơn rất nhiều.

Theo nội dung bức thư trên, 4 quốc gia EU yêu cầu Nga chi trả một phần đáng kể chi phí tái thiết Ukraine, bao gồm việc bồi thường cho các nạn nhân của cuộc xung đột quân sự, đồng thời kêu gọi 27 thành viên EU tiếp tục áp thêm lệnh trừng phạt chống Moscow.

EU, Mỹ và các nước đồng minh đã phong tỏa tài sản thuộc về các cá nhân và tổ chức của Nga, cũng như khoảng 300 tỷ USD dự trữ của ngân hàng trung ương.

“Hiện chúng ta phải xác định các cách thức hợp pháp để tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực này như một nguồn tài trợ cho Ukraine, trong đó có công cuộc tái thiết đất nước sau khi chấm dứt chiến sự" - nội dung bức thư của 4 nước EU nêu rõ.

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 18/5 cho biết, có thể kiểm tra xem liệu có thể thu giữ tài sản của Nga bị phong tỏa để tài trợ cho Ukraine theo luật quốc gia và châu Âu hay không, nhưng không đề cập dự trữ của ngân hàng trung ương Nga.

Tuy nhiên, nhiều quan chức EU đã cảnh báo rằng, việc tịch thu tài sản là một việc khó về mặt pháp lý vì không có luật pháp thích hợp của EU cho việc này.

Người phát ngôn của EC Christian Wigand lưu ý rằng việc "đóng băng" tài sản khác hoàn toàn với việc thu giữ số tài sản này. "Tại các nước thành viên EU, luật pháp không cho phép tịch thu tài sản bị đóng băng trừ khi có bản án hình sự. Ngoài ra, quy định pháp lý về tài sản của các tổ chức tư nhân và tài sản của ngân hàng trung ương cũng không giống nhau".

Trước đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel hôm 5/5 cũng kêu gọi tịch thu các tài sản của Nga bị đóng băng do các lệnh trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Moscow để phân bổ chúng cho việc tái thiết Ukraine. Ông Michel cho biết đã nêu đề xuất này với Hội đồng châu Âu để có thể tìm ra “một số ý tưởng khả thi về giải pháp pháp lý phù hợp với các nguyên tắc của chính quyền các nước, tạo điều kiện cho việc tịch thu tài sản của các cá nhân Nga bị EU hoặc các quốc gia khác trên thế giới trừng phạt”. Tuy nhiên, ông Michel thừa nhận để có thể thực hiện được đề xuất của ông là “không đơn giản xét trên bình diện pháp lý”.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm 18/5 tuyên bố việc tịch thu tài sản Nga bị đóng băng để tái thiết Ukraine là bất hợp pháp.

Hồi cuối tháng 4 vừa qua, Nhà Trắng đã đưa ra những "đề xuất toàn diện" nhằm mục đích buộc các "nhà tài phiệt" của Nga phải chịu trách nhiệm với hậu quả của cuộc xung đột quân sự ở Ukraine. Các đề xuất bao gồm "thiết lập một cơ quan hành chính hợp lý" có thể tịch thu các tài sản bị trừng phạt và chuyển chúng cho Ukraine để "khắc phục hậu quả của chiến dịch quân sự của Nga”.

Moscow sau đó đã lên tiếng chỉ trích các kế hoạch của Washington, đồng thời cho rằng việc này “không khác hành vi chiếm đoạt tài sản tư nhân mà Mỹ đang tìm cách biện minh một cách sai trái”. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng đề xuất của Mỹ có thể trở thành “một tiền lệ rất nguy hiểm”, và là bằng chứng cho thấy “tất cả các giá trị được chấp nhận rộng rãi trong lĩnh vực quyền sở hữu tư nhân, kinh tế và chính trị đã trở nên mỏng manh đến mức nào”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ