Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

5 kết luận từ báo cáo biến đổi khí hậu mới của LHQ

Kinhtedothi - Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của Liên Hợp quốc đã công bố bản nghiên cứu 3.000 trang mới nhất về cách các quốc gia có thể làm để tránh được thảm họa kép cho nhân loại, nhấn mạnh rằng các hành động dưới đây chưa từng được con người thực hiện:

Không thể kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C

Sau công bố báo cáo IPCC năm 2018, các quốc gia, thành phố, doanh nghiệp và các nhà đầu tư đã chạy đua để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2025. Tuy nhiên theo báo cáo mới, lượng khí thải tiếp tục làm tiêu hao “ngân sách carbon” chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Điều này khiến việc giữ vững mục tiêu đã đặt ra trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trong khi các quốc gia cam kết “Net Zero vào năm 2050” thì một thực tế đầy thách thức được đặt ra, đó chính là: Lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2025.

Ứng dụng công nghệ số hóa trong quản lý năng lượng tái tạo

Theo IPCC, trong hơn một thập kỷ, có trên mười quốc gia đã được hưởng tỷ lệ phát thải giảm. Một số phương pháp cắt giảm carbon cho thấy hiệu hiểu quả về chi phí, có thể đáp ứng một nửa mục tiêu phát thải năm 2030. Từ năm 2010 đến 2019, chi phí năng lượng mặt trời và gió giảm lần lượt 85% và 55%, khiến giá thành của hai loại này rẻ hơn so với phát điện bằng nhiên liệu hóa thạch ở nhiều nơi.

Các công nghệ thải ra carbon và ít carbon, bao gồm sử dụng năng lượng hạt nhân và thủy điện, chiếm 37% sản lượng điện được tạo ra trên toàn cầu vào năm 2019. Báo cáo của IPCC báo trước công nghệ “số hóa” như robot, AI, internet là những cách con người có thể áp dụng để tăng hiệu quả sử dụng và quản lý năng lượng tái tạo.

Loại bỏ carbon là điều không thể tránh khỏi để đạt mức phát thải ròng bằng 0

Theo IPCC, để duy trì mức tăng nhiệt độ dưới 1,5 độ C hoặc thậm chí 2 độ C, việc loại bỏ carbon là “điều không thể tránh khỏi”. Có nhiều cách giảm carbon, để dẫn chúng ta đến với mức phát thải ròng bằng “0”. Một trong số đó được thử nghiệm hàng tram triệu năm tiến hóa, như ngăn chặn nạn phá rừng và tái tạo lại các khu rừng rậm rạp.

Những phương pháp mới khác đang ngày càng thu hút đầu tư, chẳng hạn như tách CO2 trực tiếp từ không khí. IPCC kết luận, để giảm trở lại mức tăng nhiệt độ dưới 1,5 độ C và năm 2100, điều nhân loại cần làm là giảm lượng phát thải CO2 trong gần một thập kỷ.

Hành vi của nhân loại

Lần đầu tiên trong một nghiên cứu, IPCC xem xét việc cắt giảm khí CO2 từ nhu cầu của con người. Trong đó cho thấy, những thay đổi về hành vi và văn hóa theo quy mô có thể làm giảm từ 40 đến 70% lượng khí thải so với các xu hướng gần đây.

Những hoạt động mà con người có thể làm để giảm thiểu lượng phát thải carbon, đó là giảm lượng tiêu thụ thịt bò, cắt giảm việc đi lại bằng máy bay và sử dụng năng lượng xây dựng một cách hợp lí và tiết kiệm hơn. Cũng theo báo cáo mới đây, lượng carbon người giàu thải ra nhiều hơn những người bình thường khác.

Chính trị định hình quá trình

Trên các phương tiện truyền thông, báo cáo của IPCC có xu hướng được coi như là “bản tóm tắt dành cho các nhà hoạch định chính sách”. Bản tóm tắt này phải được sự nhất trí của các đại biểu từ 195 quốc gia và các nhà khoa học thực.

Phiên họp phê duyệt báo cáo mới nhất kéo dài hai tuần, và phải chạy nước rút trong 40 giờ do hàng trăm người loay hoay xử lý. Mỗi nhà đàm phán đều cố gắng đưa vào những biện pháp bảo vệ lợi ích cuối cùng cho quốc gia của họ trong bản báo cáo.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

20/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Nền tảng TikTok đã thông báo vào rạng sáng 20/1 (theo giờ Việt Nam) với nội dung: Cảm ơn sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Nhớ sự nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã quay trở lại.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ