Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

6 VĐV Việt Nam dính doping tại SEA Games 31 sử dụng chất lợi tiểu?

Kinhtedothi - Loại chất cấm được phát hiện trong những mẫu thử của 6 VĐV Việt Nam là furosemide. Trong trường hợp bị xác định sử dụng doping, VĐV sẽ chịu án phạt rất nặng từ Cơ quan Phòng chống doping thế giới (WADA) như: Tước huy chương, cấm thi đấu có thời hạn hoặc vĩnh viễn.

Như báo Kinh tế & Đô thị đưa tin,  6 vận động viên (VĐV) của đoàn thể thao Việt Nam liên quan đến doping (chất cấm) tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), trong đó có các VĐV điền kinh giành huy chương tại SEA Games 31, gây xôn xao dư luận.

Theo đó, 6 mẫu thử lần một (mẫu A) của 6 VĐV đoàn thể thao Việt Nam dương tính với chất cấm. Việc đưa ra kết luận cuối cùng các VĐV này có dính chất cấm hay không còn tiếp tục chờ kết quả mẫu xét nghiệm thứ hai (mẫu B). Chỉ khi mẫu B cũng cho kết quả dương tính, các VĐV mới bị xác định là vi phạm quy định về phòng, chống doping. Kết luận này do Cơ quan chống doping thế giới (WADA) đưa ra.

Loại chất cấm được phát hiện trong những mẫu thử của 6 VĐV Việt Nam là furosemide. Ảnh: Ngọc Tú

Để xét nghiệm mẫu B, VĐV sẽ phải chịu chi phí trong đó Liên đoàn bộ môn có thể hỗ trợ VĐV làm thủ tục. Hiện Việt Nam chưa có phòng xét nghiệm doping và chi phí cho một mẫu xét nghiệm doping lên đến 300 USD.

Sau khi có kết quả xét nghiệm 2 mẫu thử, các VĐV dương tính với doping phải giải trình với hội đồng đánh giá của Trung tâm Doping và Y học Thể thao Quốc gia và Cơ quan chống doping thế giới về mức độ vi phạm. Sau khi xem xét giải trình của VĐV, Hội đồng đánh giá sẽ cân nhắc chứng cứ, thông tin liên quan... xác định hành vi vi phạm doping; đánh giá tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và đề xuất hình thức xử lý vi phạm.

Trong trường hợp bị xác định sử dụng doping, VĐV sẽ chịu án phạt rất nặng từ Cơ quan Phòng chống doping thế giới (WADA) như: Tước huy chương, cấm thi đấu có thời hạn hoặc vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, tiền thưởng cho thành tích của VĐV cũng có thể bị thu hồi. Ngoài thành tích cá nhân, nếu VĐV tham gia các nội dung đồng đội tại SEA Games 31, kết quả của cả đội cũng sẽ không được tính.

Cần làm rõ trách nhiệm của HLV, VĐV cũng như các bên có liên quan khi có VĐV dương tính với doping. Ảnh: Ngọc Tú.

Được biết, loại chất cấm được phát hiện trong những mẫu thử của 6 VĐV Việt Nam là furosemide - một chất lợi tiểu có tác dụng khiến cơ thể không tích nước, dẫn đến giảm cân. Đây là chất cấm mà VĐV TDDC Đỗ Thị Ngân Thương đã sử dụng do thiếu hiểu biết và bị phát hiện dương tính sau Olympic 2008.

"Trong danh mục chất cấm của WADA có những chất như glucocorticoid thường nằm trong các loại thuốc có công dụng chính là giảm phù nề, chống viêm, được sử dụng bình thường khi điều trị bệnh lý viêm nhiễm. Ngoài ra, thực phẩm chứa chất tạo nạc cũng có thể là nguyên nhân, dù trường hợp này hiếm khi xảy ra. Dù cố ý hay vô tình, các VĐV đều bị coi là vi phạm và phải chịu trách nhiệm" - Một thành viên của Trung tâm Doping và Y học Thể thao nhận định.

Việc sử dụng thuốc có chứa chất cấm của các VĐV được xác định cố tình sử dụng doping để tăng hiệu suất vận động khi thi đấu, nhưng cũng có nhiều trường hợp do sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng mà không tham khảo kỹ thành phần. Tuy nhiên, cũng cần làm rõ trách nhiệm của HLV, VĐV cũng như các bên có liên quan, trong đó Tổng cục TDTT cần có trách nhiệm cao nhất khi là đơn vị quản lý. Việc để VĐV liên quan đến chất cấm chắc chắn sẽ có nhiều nguyên nhân được đưa ra, ngoài ý thức mỗi cá nhân cũng cần nhìn nhận vào sự thật khi công tác quản lý, tuyên truyền cho VĐV tại Việt Nam còn nhiều bất cập, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thể thao nước nhà.

 

Năm 2022, WADA đã ký bản hợp tác với ASEAN để qua đó thúc đẩy chương tình phóng chống doping trong thể thao tại cộng đồng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cùng chung tay nâng cao ý thức việc phòng tránh sử dụng chất cấm trong thi đấu thể thao. Tại SEA Games 31, Tiểu ban Y tế và Kiểm tra doping của SEA Games 31 đã thực hiện buổi tuyên truyền phòng chống doping trong thể thao với thông điệp “Say no to doping - Nói không với chất cấm”.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thể thao Việt Nam tìm hướng đột phá

Thể thao Việt Nam tìm hướng đột phá

22/01/2025 | 12:39

Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên thể thao thành tích cao Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 với hàng loạt mục tiêu quan trọng.

Chuyên nghiệp hóa taekwondo Hà Nội

Chuyên nghiệp hóa taekwondo Hà Nội

16/01/2025 | 16:14

Kinhtedothi - Khép lại năm 2024, taekwondo Hà Nội ngày càng phát triển rộng khắp, quy củ và chất lượng. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động của taekwondo Hà Nội là nhiệm vụ trọng tâm được Liên đoàn Taekwondo Hà Nội đặt ra trong năm 2025.

V-League 2024-2025 sôi động trở lại sau ASEAN Cup 2024

V-League 2024-2025 sôi động trở lại sau ASEAN Cup 2024

13/01/2025 | 13:46

Kinhtedothi - Sau hơn 1 tháng tạm nghỉ ưu tiên cho tuyển Việt Nam thi đấu ở ASEAN Cup 2024, sân chơi V-League 2024-2025 sẽ trở lại vào giữa tháng 1/2025. Ngoài các trận đấu của vòng 10 V-League 2024-2025 diễn ra từ ngày 17/1 còn có trận đấu sớm của vòng 12 khi Thanh Hóa gặp Nam Định.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ