Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

69 năm Giải phóng huyện Phúc Thọ (3/8/1954-3/8/2023): Diện mạo mới trên quê hương anh hùng

Kinhtedothi - Đã 69 năm trôi qua, nhưng Ngày Giải phóng huyện Phúc Thọ (3/8/1954) vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa lịch sử, là mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển quê hương.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, người dân Phúc Thọ và đồng bào cả nước trở thành chủ nhân của đất nước, được sống trong hòa bình, độc lập, tự do. Niềm vui đó chưa được bao lâu thì ngày 23/9/1945, thực dân Pháp được sự giúp đỡ của thực dân Anh đã nổ súng tấn công, đánh chiếm Sài Gòn, chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ảnh tư liệu.
Đứng trước họa ngoại xâm, ngày 19/12/1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Bác Hồ, toàn thể cán bộ, đảng viên và người dân Phúc Thọ đã triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ thành quả cách mạng, phát triển lực lượng, tích cực chuẩn bị kháng chiến. Ảnh tư liệu: Nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Ý chí ngoan cường, sự chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh của quân dân Phúc Thọ đã được phát huy suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Genève, chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của chúng trên đất nước ta và khôi phục hòa bình trên bán đảo Đông Dương. Ảnh tư liệu: Quang cảnh Hội nghị ký kết Hiệp định Genève.

Với thắng lợi của Hiệp định Genève, đúng 17 giờ ngày 3/8/1954, những tên lính thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi bốt Gia Hòa và Phụng Thượng, chấm dứt sự chiếm đóng của chúng trên quê hương Phúc Thọ. Từ đây, ngày 3/8/1954 trở thành Ngày giải phóng huyện - một mốc son vẻ vang trong lịch sử xây dựng và phát triển của quê hương.

Trải qua 69 năm xây dựng và phát triển, diện mạo của vùng đất 3 sông đã có nhiều đổi thay tích cực. Tốc độ phát triển kinh tế bình quân của huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010 - 2022 đạt 9%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thương mại.

Năm 2020, huyện Phúc Thọ vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trao bằng công nhận Huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Địa phương đang nỗ lực cải thiện các tiêu chí để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Phúc Thọ định hướng phát triển theo hướng sinh thái, thông minh, bền vững; lấy thương mại, dịch vụ gắn với phát triển các đô thị sinh thái làm ngành kinh tế mũi nhọn; lấy nông nghiệp công nghệ cao làm nền tảng, và lấy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làm động lực cho sự phát triển.

Huyện Phúc Thọ phấn đấu đến năm 2030, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 30.000 tỷ đồng (năm 2022 đạt hơn 15.000 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch mạnh sang thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.

Huyện Phúc Thọ định hình 3 vùng phát triển kinh tế trọng điểm

Huyện Phúc Thọ định hình 3 vùng phát triển kinh tế trọng điểm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

28/01/2025 | 04:39

Kinhtedothi - Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như đang hối hả, bận rộn hơn khi nơi đây đang bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm, phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận dịp Tết.

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

26/01/2025 | 11:50

Kinhtedothi - Dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2024 đã có nhiều khởi sắc.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

26/01/2025 | 11:25

Kinhtedothi – Tăng cường tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định về PCCC… là những việc mà Công an quận Tây Hồ tập trung thực hiện nhằm ngăn chặn những nguy cơ mất an toàn về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là các nơi thờ cúng, đốt vàng mã.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ