Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

7 nước châu Âu cùng cam kết hệ thống điện "không CO2"

Kinhtedothi - Sáu quốc gia Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Luxembourg, Hà Lan, cùng Thụy Sĩ không thuộc EU, hôm 18/12 đã cam kết loại bỏ các nhà máy điện phát thải CO2 khỏi hệ thống vào năm 2035.

Mục tiêu nói trên được đặt ra vốn phù hợp với một số chính sách khí hậu của EU. Tổng hợp lại, 7 quốc gia này hiện chiếm gần một nửa sản lượng điện của EU, với phần lớn từ Đức và Pháp - hai nhà sản xuất điện lớn nhất châu Âu.

Theo tuyên bố chung của 7 nước được đưa ra hôm 18/12, các biện pháp khí hậu hiện tại của EU có khả năng đưa châu Âu hướng tới một ngành năng lượng gần như không phát thải CO2 vào năm 2040.

Các nước cũng cho biết, việc nhất trí hành động nhanh hơn sẽ giúp họ cùng nhau quy hoạch cơ sở hạ tầng để đảm bảo xây dựng đủ lưới điện và kho lưu trữ năng lượng, nhằm tích hợp một lượng lớn năng lượng carbon thấp vào mạng lưới và giữ cho dòng chảy xuyên biên giới quốc gia được ổn định.

"Các nước có hệ thống điện được kết nối chặt chẽ và có thể hưởng lợi từ tiềm năng ngoài khơi ở một số khu vực, cũng như trữ lượng ở các khu vực khác" - quyền Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan Rob Jetten nói.

Theo dữ liệu của Cơ quan Môi trường Châu Âu cho thấy, EU đã nhận được 41% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2022. Tuy nhiên, cường độ CO2 trong sản xuất điện có sự chênh lệch đáng kể giữa các quốc gia.

Ví dụ, Áo đã nhận được hơn 3/4 lượng điện từ năng lượng tái tạo, trong khi Pháp dựa vào năng lượng hạt nhân không phát thải CO2 cho khoảng 70% năng lượng của mình. Ba Lan là nước sản xuất điện sử dụng nhiều CO2 nhất so với bất kỳ quốc gia EU nào do tỷ lệ sử dụng than cao của nước này.

Mô hình hóa của tổ chức nghiên cứu Ember thì chỉ ra, toàn bộ châu Âu có thể gần như loại bỏ cacbon trong ngành điện vào năm 2035, với năng lượng gió và mặt trời có khả năng sản xuất tới 80% điện năng vào thời điểm đó, đồng thời năng lượng than và khí đốt phần lớn sẽ bị loại bỏ.

Ember cho biết thêm, để thực hiện được điều này sẽ đòi hỏi khoản đầu tư trả trước lên tới 750 tỷ euro vào các nguồn và lưới điện tái tạo, nhưng đến năm 2035, các quốc gia sẽ tiết kiệm được tổng số tiền so với kế hoạch hiện tại, nhờ hóa đơn nhiên liệu hóa thạch giảm đáng kể.

COP28 giành được chiến thắng sớm

COP28 giành được chiến thắng sớm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ