Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

AFF Cup: Con số và những điều đáng nói

Kinhtedothi-Được coi là “vùng trũng” của bóng đá thế giới nhưng AFF Cup 2022 vẫn có những kỷ lục không thể bỏ qua. AFF Cup 2022 vẫn là sự kiện thể thao cuồng nhiệt và đam mê nhất năm nay.

Dân số Đông Nam Á chiếm 8,58 % số người trên thế giới nhưng tình yêu bóng đá của người dân nơi đây không có giới hạn. Nên mặc dù AFF Cup 2022 vẫn có những trận đấu chênh lệch nhưng đây vẫn là sự kiện thể thao cuồng nhiệt và đam mê nhất năm nay. Ngay sang khi chứng kiến ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup 2022 thì trên sân khách, vẫn có 7.000 cổ động viên Việt Nam đến sân vận động quốc gia Lào để cỗ vũ cho thầy trò HLV Park Hang-seo.

Lịch sử AFF Cup

Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á được thành lập vào năm 1984 và sau đó 12 năm thì AFF Cup đầu tiên mới diễn ra. Sự kiện này được tổ chức tại Jakarta, thủ đô của Indonesia, và quy tụ 6 quốc gia tham dự, bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan.

Mãi đến 1996, Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar mới gia nhập vào năm 1996 còn Timor Leste nhập cuộc vào năm 2004. Năm 2013 Australia đã đăng ký tham gia Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á, tuy nhiên họ chỉ là thành viên không thường trực, và không đá AFF Cup đơn giản là họ quá mạnh. 

Thái Lan là cái tên đáng được nhắc đến nhiều nhất tại các kỳ AFF Cup. Đầu tiên là việc họ đã nâng cao chiếc cúp vô địch đến 6 lần. Năm 1996, khi AFF Cup đầu tiên được tổ chức tại Singapore và đội tuyển xứ chùa vàng đã lên ngôi. Sau đó, Thái Lan còn lên ngôi liên tiếp ở các năm 2000 và 2002.  Mất 12 năm trắng tay, Thái Lan đã trở lại và thể hiện phong độ hủy diệt trong nhiều năm gần đây. Họ vô địch 3 trên 4 giải đấu gần nhất vào các năm 2014, 2016 và 2020. 

Sân Mỹ Đình luôn kín khán giả tại AFF Cup. Ảnh TA

Những điều muốn nói

Về cá nhân, Kiatisuk Senamuang (1973) là cái tên đáng được nhắc đến nhất. Ông là người duy nhất từng vô địch AFF Cup trên cả cương vị cầu thủ và huấn luyện viên. Ông cũng chính là người ghi bàn duy nhất giúp những chú voi chiến vượt qua Malaysia ở trận chung kết đầu tiên năm 1996. 

Thi đấu tại AFF Cup 2022, Teerasil Dangd là tiền đạo trụ cột của bóng đá Thái Lan. Năm 2020, anh ghi 4 bàn cho tuyển Thái, qua đó nắm trọn 4 danh hiệu vua phá lưới tại đấu trường Đông Nam Á. Với 19 bàn thắng, Dangda đã vượt qua tuyển thủ Singapore Noh Alam Shah để trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất giải đấu.

Rõ ràng đây là cầu thủ mà Quế Ngọc Hải và hàng hậu vệ Việt Nam cần phải chú ý nhất phía Thái Lan, khi Chanathip và Supachok không tham dự AFF Cup 2022. Bộ đôi này muốn có sự chuẩn bị thể lực tốt nhất cho giai đoạn tiền mùa giải J.League vào tháng 1/2023.

Trong khi đó, Chanathip Songkrasin - vị vua không ngai của Đông Nam Á, rất tiếc giải đấu này anh không tham dự. Tiền vệ tài hoa người Thái Lan sinh 1993 này đã là biểu tượng của AFF Cup trong nhiều năm qua. Nhiều người công nhận anh là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất giải đấu. Trong 10 năm qua, Songkrasin đã giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu tới 3 lần vào các năm 2014, 2016 và 2020, đủ chứng minh sự vượt trội của anh ở đấu trường Đông Nam Á. 

Việt Nam đã 2 lần vô địch  AFF Cup. Ảnh AFC

Ngoài ra Việt Nam, Singapore và Malaysia đã thi nhau nâng cao chiếc cúp Đông Nam Á, khiến AFF Cup trở thành một trong những giải đấu có nhiều nhà vô địch nhất thế giới bóng đá. Trong đó, Thái Lan và Singapore giành chiến thắng 10 lần, Việt Nam lên ngôi 2 lần, và Malaysia 1 lần. Đáng chú ý, Indonesia từng 6 lần lọt vào trận chung kết, nhưng đều kết thúc giải đấu ở vị trí á quân.

AFF Cup là giải đấu đá 2 lượt trận sân khách - sân nhà để thu hút khách đến xem. Đây là lần thứ 2 trong lịch sử, vòng bảng AFF Cup được đá theo thể thức lượt đi lượt về. Năm 2018 đánh dấu lần đầu cách thức này được áp dụng. Tuy nhiên, vòng bảng AFF Cup 2020 phải tập trung ở Singapore vì dịch Covid-19. 

Tuyển Việt Nam thay đổi diện mạo mới tại AFF Cup 2022

Tuyển Việt Nam thay đổi diện mạo mới tại AFF Cup 2022

Đội Lào khó lòng có điểm

Đội Lào khó lòng có điểm

AFF Cup 2022: Xu thế sử dụng cầu thủ nhập tịch

AFF Cup 2022: Xu thế sử dụng cầu thủ nhập tịch

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thể thao Việt Nam tìm hướng đột phá

Thể thao Việt Nam tìm hướng đột phá

22/01/2025 | 12:39

Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên thể thao thành tích cao Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 với hàng loạt mục tiêu quan trọng.

Chuyên nghiệp hóa taekwondo Hà Nội

Chuyên nghiệp hóa taekwondo Hà Nội

16/01/2025 | 16:14

Kinhtedothi - Khép lại năm 2024, taekwondo Hà Nội ngày càng phát triển rộng khắp, quy củ và chất lượng. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động của taekwondo Hà Nội là nhiệm vụ trọng tâm được Liên đoàn Taekwondo Hà Nội đặt ra trong năm 2025.

V-League 2024-2025 sôi động trở lại sau ASEAN Cup 2024

V-League 2024-2025 sôi động trở lại sau ASEAN Cup 2024

13/01/2025 | 13:46

Kinhtedothi - Sau hơn 1 tháng tạm nghỉ ưu tiên cho tuyển Việt Nam thi đấu ở ASEAN Cup 2024, sân chơi V-League 2024-2025 sẽ trở lại vào giữa tháng 1/2025. Ngoài các trận đấu của vòng 10 V-League 2024-2025 diễn ra từ ngày 17/1 còn có trận đấu sớm của vòng 12 khi Thanh Hóa gặp Nam Định.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ