Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ấn Độ đòi công bằng cho hàng triệu ngư dân, cảnh báo các nước lớn

Kinhtedothi - New Delhi cho rằng các cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản, và Liên minh châu Âu, đang khai thác hải sản vượt quá mức quy định.

Theo truyền thông Ấn Độ, nước này đã lên tiếng bảo vệ quyền lợi cộng đồng ngư dân và nền nông nghiệp tại Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 13 của Tổ chức Thương mại Thế giới, diễn ra tại Thủ đô Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), nhấn mạnh những đối tượng này đang bị ngó lơ do lợi ích thương mại của các nước phát triển.

Tại hội nghị thượng đỉnh tuần này, bộ trưởng thương mại của các nước thành viên WTO đang nỗ lực để hướng đến thỏa thuận chung về vấn đề đánh bắt hải sản quá mức cũng như bổ sung thêm quy tắc thương mại toàn cầu về thực phẩm và nông nghiệp.

Hàng triệu ngư dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với thu nhập bấp bênh. Ảnh: RT

Phái đoàn Ấn Độ yêu cầu WTO công nhận và bảo vệ quyền đánh bắt cá của các quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, tờ Hindustan Times cho biết. Theo Bloomberg, Ấn Độ đang tìm cách bảo vệ lợi ích của 9 triệu ngư dân của mình thông qua việc yêu cầu WTO cho phép các nước liên quan tăng trợ cấp cho hoạt động đánh bắt cá quy mô nhỏ của ngư dân trong vùng biển được phép.

Tờ Hindustan Times cho biết New Delhi cũng đề nghị tạm dừng trợ cấp kéo dài 25 năm đối với các nước tiên tiến như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu, do sản lượng đánh bắt hải sản vượt quá mức cho phép. Quốc gia này cũng nhấn mạnh về việc phải hạn chế trợ cấp nhà nước cho hoạt động đánh bắt xa bờ, tức đánh bắt quy mô lớn ở ngoài phạm vi lãnh hải của một quốc gia – điều mà các nền kinh tế tiên tiến trên thường xuyên thực hiện.

Theo tờ Hindustan Times, các quốc gia này đã và đang trợ cấp một nguồn tài chính khổng lồ cho các ngư dân của họ. Một quan chức Ấn Độ cho biết: “Mặc dù điều này liên quan đến lợi ích của các nước phát triển, tuy nhiên đối với chúng tôi, đây là sinh kế và nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho ngư dân".

Phái đoàn Ấn Độ cho biết các nước đang trợ cấp không hợp lý khi hoàn toàn bỏ qua những yếu tố quan trọng như: chiều dài bờ biển, số lượng ngư dân, mức trợ cấp bình quân đầu người.

Bất kỳ thỏa thuận nào về trợ cấp đối với ngư dân đều phải tính đến lợi ích và phúc lợi của cộng đồng ngư dân vốn đang phải sinh sống dựa trên nguồn tài nguyên biển – Bloomberg trích dẫn tuyên bố của phái đoàn.

Bên cạnh đó, cuộc họp của WTO cũng tập trung vào vấn đề trợ cấp mua lương thực để dự trữ. Phái đoàn Ấn Độ ủng hộ việc nới lỏng các quy định trợ cấp đối với việc mua ngũ cốc theo mức đã đề ra. Tuy nhiên, một số thành viên WTO, chủ yếu là các nhà xuất khẩu nông nghiệp, lại ủng hộ việc cắt giảm mức hỗ trợ của chính phủ, do lo ngại chúng sẽ cản trở sự cạnh tranh công bằng trong thương mại.

Các nước đang phát triển tại WTO cho rằng quy định thương mại toàn cầu cần phải được cập nhật để thúc đẩy cạnh tranh công bằng trong thương mại nông nghiệp, đồng thời yêu cầu WTO tìm ra giải pháp lâu dài cho những thách thức từ quy định hiện hành mà người dân phải đối mặt khi mua thực phẩm theo giá của chính phủ để dự trữ.

Ấn Độ ra phương án xoa dịu nông dân biểu tình

Ấn Độ ra phương án xoa dịu nông dân biểu tình

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

20/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Nền tảng TikTok đã thông báo vào rạng sáng 20/1 (theo giờ Việt Nam) với nội dung: Cảm ơn sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Nhớ sự nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã quay trở lại.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ