Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ấn Độ hưởng lợi lớn từ mua dầu Nga

Kinhtedothi - Việc mua dầu giá rẻ của Moscow đã giúp New Delhi tiết kiệm hàng tỷ USD.

Tờ Times of India đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn dữ liệu do nhà xếp hạng ICRA Research tổng hợp, Ấn Độ đã tiết kiệm được khoảng 5,1 tỷ USD từ nhập khẩu dầu trong năm tài chính 2022-2023 và thêm 7,9 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2023-2024.

Các chuyên gia cho biết khoản tiết kiệm này có được là do Ấn Độ đã tăng cường mua dầu Nga.

Ấn Độ tiết kiệm được nguồn tiền đáng kể từ việc mua dầu Nga. Ảnh: RT

Moscow bắt đầu giảm giá mạnh đối với dầu thô do nước này sản xuất để tìm kiếm và thu hút các thị trường mới sau khi mất đi những khách hàng truyền thống do xung đột với Ukraine, cũng như các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga, bao gồm cả việc áp mức giá trần 60 USD/ thùng đối với dầu nước này.

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á và là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới.

Quốc gia này đang dựa vào lượng lớn dầu nhập khẩu để đáp ứng khoảng 80% nhu cầu. Theo các nhà phân tích, giá nhập khẩu dầu thấp hơn giúp cho những tính toán tài chính của Chính phủ Ấn Độ đi đúng hướng cũng như giúp nước này kiềm chế lạm phát.

Dựa trên dữ liệu nhập khẩu mới nhất từ Bộ Thương mại Ấn Độ, tỷ trọng nhập khẩu dầu thô Nga của Ấn Độ đã tăng vọt từ mức 2% trong năm 2021-2022 lên đến khoảng 36% trong khoảng thời gian từ tháng 4/2023-tháng 2/2024.

Trong khi mức giá dầu giảm mà Nga đưa ra không cố định, nhu cầu của Ấn Độ vẫn luôn ổn định, ngay cả sau khi phương Tây tiếp tục gia tăng các lệnh trừng phạt.

Mỹ và các đồng minh gần đây đã đưa vào danh sách đen một số tàu do vận chuyển dầu Nga, trong đó có tàu do công ty tàu chở dầu quốc doanh Nga Sovcomflot điều hành. Động thái này đã dẫn dến việc doanh số bán dầu thô Nga giảm nhẹ vào cuối năm 2023 và đầu năm nay.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê do các công ty theo dõi tàu chở dầu tổng hợp, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga đã tăng mạnh trong tháng 4 lên khoảng 1,82 triệu thùng/ngày, vượt xa lượng giao hàng từ các nhà cung cấp truyền thống tại Trung Đông của Ấn Độ như Iraq và Ả Rập Saudi.

Doanh số mua dầu Nga của Ấn Độ trong tháng trước cũng vượt lượng mua của Trung Quốc - nhà nhập khẩu dầu thô lớn và một trong những khách hàng lớn nhất của Nga, tới 450.000 thùng/ngày – Business Insider đưa tin trong tuần này, trích dẫn dữ liệu từ cơ quan tình báo thị trường Vortexa.

"Tam giác" Nga-Trung-Mỹ phủ bóng chuyến công du của ông Blinken

"Tam giác" Nga-Trung-Mỹ phủ bóng chuyến công du của ông Blinken

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ