Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ăn vải đúng cách để không bị "nóng" trong người

Kinhtedothi - Vải thiều là loại trái cây phổ biến trong mùa hè và được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt, dễ ăn. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý ăn đúng cách nhé.

Ăn cả lớp màng trắng

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Khi bóc vải, bạn thường thấy một lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải, nếu ăn cả lớp màng này thì sẽ không bị sinh hỏa. Màng trắng có vị hơi chát, ăn vào đến cơm vải bạn sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn.

Bạn cũng có thể ăn cả phần trắng trên đầu hạt vải sau khi ăn cơm vải xong. Cách này cũng có thể hạn chế nhiệt, sinh hỏa, giảm cảm giác nóng trong người khi ăn vải.

Không ăn quá nhiều một lúc

Mỗi lần ăn vải, người lớn chỉ nên ăn khoảng 10 quả, còn trẻ em ăn 3-4 quả. Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết quả vải có khả năng sinh nhiệt do hàm lương đường cực lớn, ăn quá nhiều sẽ gây mụn nhọt.

Thêm vào đó, nếu ăn một lúc khoảng 500g trở lên thì lượng đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu - chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tăng tiết insulin, dẫn đến hạ nồng độ đường máu, gây phản ứng đường máu thấp làm xuất hiện các biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt...

Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều vải. Bên cạnh đó, người mắc bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn.

Uống một chút nước muối trước khi ăn

Uống một chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, canh bí đao, chè đậu xanh… trước khi ăn vải có tác dụng phòng trừ sinh hỏa. Ngoài ra, bạn có thể ăn 20-30g thịt nạc, uống nước canh xương… trước khi thưởng thức loại quả này, cũng có công dụng tương tự.

Không ăn quả bị sâu đầu, dập nát

Nơi bị dập nát, sâu đầu dễ phát sinh vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe. Nếu tiếc rẻ ăn những quả vải như vậy, bạn có nguy cơ bị nổi mề đay, bên cạnh đó còn có hiện tượng nôn nao, đau bụng, thậm chí nôn mửa, tiêu chảy.

Khi ăn vải sâu đầu, dập nát, bạn không chỉ dễ bị nóng trong, sinh mụn nhọt mà còn có thể bị ngộ độc. Do đó, tốt nhất bạn nên lựa chọn những quả vải tươi ngon, lành lặn để thưởng thức.

Ăn vải sau bữa ăn chính

Không ít người cho rằng vải ngọt, nhiều đường, nên ăn vào lúc đói để bổ sung lượng đường cho cơ thể đỡ mệt. Tuy nhiên, ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng) cho biết đây là suy nghĩ sai lầm.

Ăn vải lúc đói khiến cơ thể được bổ sung lượng đường quá cao, dẫn đến kích thích niêm mạc dạ dày gây đau, viêm, nhiệt hoặc bị say kèm theo các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, cồn cào, buồn nôn.

Để phòng ngừa nguy cơ nóng trong cũng như các vấn đề sức khỏe khác, bạn tốt nhất chỉ nên ăn vải sau các bữa ăn. Thời điểm này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

Cách xử lý khi ăn trái vải bị ngộ độc

Nếu ăn quá nhiều vải, một lượng lớn đường sẽ được hấp thụ vào máu, khả năng hấp thu của gan cũng sẽ bị vượt quá mức cho phép dẫn đến việc bị hạ nồng độ đường trong máu gây nên triệu chứng “say vải”. Chính vì thế, cách xử lý tốt nhất lúc này chính là bổ sung 1 ly nước đường vào cơ thể bạn nhé!

Loại rau mùa hè nhiều canxi hơn cả cá, tôm

Loại rau mùa hè nhiều canxi hơn cả cá, tôm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lợi ích thần kỳ của tỏi nướng trong mùa Đông

Lợi ích thần kỳ của tỏi nướng trong mùa Đông

13/01/2025 | 10:52

Kinhtedothi - Tỏi nướng có rất nhiều lợi ích như khả năng miễn dịch và cải thiện tiêu hóa. Bên cạnh đó, tỏi nướng có hàm lượng allicin cao, một hợp chất được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ