Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Ảnh] Linh thiêng đình cổ thờ các tướng lĩnh thời vua Hùng

Kinhtedothi - Hiếm có ngôi đình nào giữ được vẻ rêu phong, nét tinh xảo trong chạm trổ từ thời Lê (thế kỷ XVI - XVII) như đình cổ Hùng Lô (Phú Thọ). Hiện nay, ngôi đình đang lưu giữ các kiệu cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

  • Cách Đền Hùng chừng 10km là quần thể đình cổ Hùng Lô thu hút nhiều khách thập phương và khách nước ngoài.
  • Trải qua bao biến thiên, thăng trầm lịch sử nơi đây vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc ngôi đình cổ.
  • Theo cụ thủ từ Nguyễn Văn Tòng, trong các sắc phong văn chỉ cổ còn lại ở đình thể hiện đình được xây dựng từ năm 1697 (cách đây hơn 300 năm) đời vua Lê Huy Tông.
  • Từ đó đến nay, ngôi đình chỉ trải qua 1 - 2 lần tu bổ nhỏ, còn cơ bản vẫn giữ nguyên kiến trúc giá trị đình cổ thời vua Lê.
  • Tương truyền, đây vốn là nơi vua Hùng cùng công chúa và các quần thần dừng chân nghỉ ngơi trong một chuyến du ngoạn.
  • Vua thấy nơi này trù phú, cây cối tốt tươi, lại có khí thiêng từ lòng đất bốc lên nên cho đây là chốn địa linh. Sau này, dân làng đã dựng miếu thờ vua Hùng để đời đời nhớ ơn Vương tổ.
  • Đến thời vua Lê Hy Tông, đình bắt đầu được xây dựng, hướng về núi Nghĩa Lĩnh.
  • Đình thờ tam vị thánh vương: Viễn Sơn Thánh Vương, Ất Sơn Thánh Vương và Áp Đạo Quan Đại Vương là tướng bảo vệ Vua Hùng được phong vương.
  • Đình Hùng Lô là quần thể di tích lịch sử văn hóa được xây trên dải đất rộng, gồm nhiều hạng mục công trình như: Tòa Đại đình, Phương Đình, Lầu Chuông, Lầu Trống, Nhà tiền tế...
  •  
  •  Ngôi đình được xây dựng với quy mô kiến trúc khá hoàn chỉnh, gồm: 5 gian nhà tiến tế, tiếp đến là phương đình 2 bên là lầu chuông, lầu trống, trong cùng là tòa đại đình.
  • Đây là công trình trọng yếu với kiến trúc hoành tráng gồm 3 gian, 2 trái, 4 mái rộng cao, 4 góc đao cong vút như 4 cánh hoa xòe nở, hàng gạch hộp rỗng hoa chanh chạy theo bờ mái và những con kìm, con số gắn trên đầu nóc.
  • Những khúc quanh trên nóc mái được gắn những tác phẩm đồ gốm quý được giữ gìn nguyên vẹn từ ngày khởi tạo.
  • Trên nóc đình đắp Lưỡng long chầu nguyệt. Đình được xây dựng bằng những loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu...
  • Theo cụ Nguyễn Văn Tòng, đình Hùng Lô như một bảo tàng thu nhỏ lưu giữ được nhiều cổ vật quý như đỉnh, đèn, lư hương, hạc đồng và một số bình sứ cổ, cùng những hương án, sập thờ, đồ chấp kích và nổi bật là 4 cỗ kiệu văn, 1 bộ kiệu bát cống và được đánh giá rất cao về nghệ thuật điêu khắc cổ thời hậu Lê thế kỷ thứ XVII.
  • Các kiệu văn, kiệu cống trên được sử dụng vào những ngày lễ hội rước hương đăng, đẳng vật, sản phẩm của địa phương dâng lên đền Hùng vào ngày giỗ Tổ và cả trong lễ hội làng Hùng Lô.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

18/12/2024 | 12:14

Kinhtedothi - Không những là lực lượng chủ lực đảm bảo quốc phòng an ninh tại TP, lực lượng vũ trang (LLVT) TP Hồ Chí Minh còn đi đầu giúp Nhân dân trong đại dịch Covid-19. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, LLVT TP vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 3.

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

16/12/2024 | 23:06

Kinhtedothi- Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng triệu người con trên khắp đất nước đã cống hiến tuổi xuân, anh dũng chiến đấu và ngã xuống cho độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Trong đó có liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát, sẽ được truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND vào ngày 18/12/2024.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

29/08/2024 | 14:29

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

28/08/2024 | 15:59

Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ