Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Áp lực tăng lãi suất vẫn còn

Kinhtedothi - “Áp lực với lãi suất là chắc chắn, vấn đề lạm phát, tỷ giá hối đoái, dịch chuyển dòng vốn, chính sách của các nước lớn… đây đều là những áp lực Việt Nam phải đối mặt”.

TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh.

Đó là chia sẻ của TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ với báo Kinh tế & Đô thị.

Ông đánh giá thế nào về việc tăng lãi suất điều hành của NHNN?

- Thanh khoản nhiều ngân hàng không còn dư giả như trước. Nhiều ngân hàng thậm chí phải huy động vốn để bù đắp thanh khoản, buộc phải tìm cách “lách” trần lãi suất huy động, thậm chí phải chi lãi ngoài để thu hút vốn. Tăng lãi suất điều hành sẽ chấm dứt tình trạng lách luật này, giúp cải thiện thanh khoản ngân hàng.

Mức tăng 100 điểm cơ bản lãi suất điều hành ở Việt Nam là phù hợp so với mức tăng 300 điểm cơ bản tại Mỹ, trước bối cảnh lạm phát tại Việt Nam vẫn duy trì ở mức thấp, nhưng áp lực lên tỷ giá và dự trữ ngoại hối gia tăng trước sự mạnh lên của đồng USD trên toàn cầu.

Tuy vậy, các nhân tố bên ngoài rất bất ổn và khó lường. Nền kinh tế vẫn ghi nhận thách thức ổn định vĩ mô, áp lực tỷ giá chưa thể sớm hạ nhiệt, lạm phát kỳ vọng ở mức cao trong dài hạn khiến nhà điều hành tiếp tục có động thái thận trọng.

DN đang khó khăn tiếp cận vốn, việc tăng lãi suất điều hành và lãi suất huy động sẽ tác động như thế nào tới tiếp cận vốn của nhóm này?

- Tăng lãi suất điều hành sẽ giúp ổn định tỷ giá và làm giảm sức ép lên NHNN trong việc phải can thiệp trên thị trường ngoại hối giúp tỷ giá duy trì ổn định, khiến dự trữ ngoại hối không bị suy giảm quá nhiều. Tuy nhiên, môi trường lãi suất tăng cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, khiến biên lợi nhuận của các DN nói chung có khả năng bị thu hẹp trong thời gian tới.

Ông dự báo mặt bằng lãi suất trong thời gian tới ra sao? Và sẽ tác động tới nền kinh tế thế nào?

- Mặt bằng lãi suất huy động đi lên khó tránh lãi suất cho vay sẽ tăng, thậm chí, mặt bằng lãi suất cho vay có thể tăng khoảng 1 - 1,5% từ nay đến cuối năm 2022 để kiểm soát lạm phát đồng thời khẩn trương giúp Chính phủ thực hiện gói hỗ trợ kinh tế, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 2% với hạn mức 40.000 tỷ đồng.

Việc tăng lãi suất phần nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Ảnh: Phạm Hùng

Cho dù có kêu gọi ngân hàng ổn định lãi suất, lãi suất cho vay danh nghĩa có thể không tăng, song các ngân hàng sẽ tìm cách thu thêm phí, yêu cầu khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận, từ đó đẩy lãi suất cho vay thực lên.

Tôi cho rằng, tăng trưởng kinh tế quý III, quý IV năm nay của Việt Nam vẫn rất tích cực, lạm phát tiếp tục được kiểm soát. Tuy vậy, do lãi suất tăng, khả năng tiếp cận vốn của DN khó khăn nên khả năng tăng trưởng GDP năm sau sẽ chậm lại. Bởi nếu tình hình vẫn như hiện nay, sang năm 2023, mặt bằng lãi suất có thể cao hơn năm nay và cung tín dụng vẫn sẽ được NHNN kiểm soát chặt chẽ.

Hiện có nhiều quốc gia chấp nhận đánh đổi, hy sinh tăng trưởng kinh tế để kéo lạm phát xuống. Tại Việt Nam, cơ quan quản lý vẫn đang làm tốt cả hai mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô. Tăng trưởng quý IV có thể không lạc quan như quý III vì các yếu tố tạo áp lực chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên, triển vọng hoàn thành mức tăng trưởng 6 - 6,5% trong năm nay là khả thi và thực tế không nhiều quốc gia trên thế giới có được mức tăng trưởng này.

Xin cảm ơn ông!

Tăng lãi suất điều hành, chuyên gia đánh giá “có chút bất ngờ”

Tăng lãi suất điều hành, chuyên gia đánh giá “có chút bất ngờ”

Tăng lãi suất để giữ giá trị tiền đồng

Tăng lãi suất để giữ giá trị tiền đồng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần thiết phải có mức xử phạt đủ răn đe

Cần thiết phải có mức xử phạt đủ răn đe

10/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Trưởng Phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho rằng, Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã kế thừa những kết quả đạt được từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

 Chuyển biến toàn diện ý thức tham gia giao thông

Chuyển biến toàn diện ý thức tham gia giao thông

10/01/2025 | 09:17

KInhtedothi - Từ ngày 1/1, khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực và được áp dụng trên thực tế, văn hóa tham gia giao thông của bộ phận không nhỏ người dân đã có sự thay đổi rõ rệt.

Doanh nghiệp, địa phương quyết tâm tăng trưởng cao

Doanh nghiệp, địa phương quyết tâm tăng trưởng cao

03/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Để thúc đẩy tăng trưởng, các DN, các ngành, địa phương… đặc biệt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng bứt phá, phát huy vai trò đầu tàu hơn nữa.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ