Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bạc Liêu: xây nhà trăm tỉ cho sinh viên, 10 năm không ai ở

Kinhtedothi - Dự án nhà dành cho sinh viên có tổng mức đầu tư hơn 260 tỉ đồng, thế nhưng gần 10 năm qua vẫn không có người ở khiến nhiều hạng mục xuống cấp, hư hỏng.

Xuống cấp vì 10 năm gần như bỏ hoang

Nằm trong Khu đô thị mới Hoàng Phát phường 1, TP Bạc Liêu, Dự án Khu nhà ở cho sinh viên do Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu làm chủ đầu tư, với kinh phí hơn 260 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tháng 7/2015, giai đoạn 1 của dự án hoàn thành với 2 tòa nhà khang trang, hiện đại, được bàn giao cho Trung tâm Phát triển quỹ nhà và đất tỉnh Bạc Liêu quản lý, khai thác. Hai tòa nhà trên có tổng cộng 150 phòng, đáp ứng chỗ ở cho 1.200 sinh viên. Mỗi phòng trang bị giường tầng, bàn học, tủ, quạt, đèn, nhà vệ sinh… Theo thiết kế, 1 phòng có 8 sinh viên ở, giá thuê ban đầu chỉ 100.000 đồng/người/tháng. Sau khi được bàn giao quản lý, Trung tâm Phát triển quỹ nhà và đất tỉnh Bạc Liêu cùng các cơ quan chức năng đã nhiều lần vận động sinh viên các trường đại học, cao đẳng vào đây ở. Tuy nhiên, năm đầu tiên có chỉ có 6 sinh viên vào thuê ở, sau đó không có sinh viên nào.

hiện tại, công trình đang cỏ mọc um tùm (Hoàng Nam)

Nguyên nhân là khu nhà nằm cách xa trường học, bất tiện cho sinh viên đi lại. Bên cạnh đó, các trường có ký túc xá riêng rất thuận lợi cho sinh viên. Hơn nữa, sinh viên muốn ở trọ bên ngoài để tự do, thoải mái hơn. Theo ông Trần Tam Trung, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ nhà và đất tỉnh Bạc Liêu, khu nhà ở sinh viên Bạc Liêu hiện bỏ trống, đơn vị chỉ bố trí coi giữ, bảo vệ, cắt cỏ...

Trước đó, giữa năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tỉnh Bạc Liêu trưng dụng khu nhà này làm nơi cách ly người dân từ nước ngoài và các nơi khác về địa phương. Sau khi dịch bệnh lắng xuống, khu nhà bỏ hoang cho đến nay.

Nhiều hạng mục đã hư hỏng xuống cấp (Hoàng Nam).

Theo ghi nhận phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, do không sử dụng thời gian dài, nhiều hạng mục của công trình hiện đang xuống cấp trầm trọng. Xung quanh khu nhà, kể cả bên trong khuôn viên rộng lớn, cây cỏ mọc um tùm. Trần nhà, các cánh cửa, bàn học, tủ, quạt, đèn, hệ thống điện, nước hư hỏng. Các bức tường xung quanh bong tróc; sàn nhà nhiều nơi bị nứt, sụt lún; nhiều thiết bị gỉ sét, hư hỏng…

Chuyển công năng để tránh lãng phí

Đưa vào hoạt động năm 2015, thế nhưng khu nhà nhộn nhịp chỉ nhột nhịp duy nhất là lần thi tốt nghiệp, đại học phục vụ các thí sinh và người nhà lên dự thi năm ấy. Ngay sau đó, tòa nhà đã bắt đầu trở nên hoang sơ vắng vẻ, đã xuất hiện ý kiên cho rằng nên chuyển công năng.

Công trình đang bỏ trống, trong khi nhu cầu về nhà ở xã hội của Bạc Liêu đang còn rất lớn (Hoàng Nam).

Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ nhà và đất Bạc Liêu lúc đó là ông Đào Ngọc Tháo cho biết, trung tâm đã có đề xuất với UBND tỉnh xem xét vận động trường Đại học Bạc Liêu, trường Cao đẳng Kinh tế Bạc Liêu cho sinh viên vào ở nhưng không thành. Nguyên nhân lúc ấy cả 2 trường chỉ có 400 sinh viên nhưng đều đang ở kí túc xá của trường mình. Nên dù có “huy động hết” vào ở, thì khu nhà mới chỉ lấp được 1/3 chỗ trống theo thiết kế 1.200 sinh viên ở. Nên trung tâm đã có đề xuất lên UBND tỉnh Bạc Liêu xin chuyển đổi công năng thành khu nhà ở vào năm 2015.

Ông Dương Chí Bình, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu cho biết, để chống lãng phí, tỉnh đã báo cáo với Bộ Xây dựng, xin chủ trương của Chính phủ cho phép được chuyển đổi công năng khu nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội dạng chung cư. Theo ông Bình, nếu được chấp thuận, tỉnh sẽ tiến hành sửa chữa, cải tạo thành 150 căn hộ nhà ở xã hội từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Theo đó, ngày 24/10/2024, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, đã ký công văn gửi Bộ Xây dựng đề nghị cho phép chuyển đổi công năng khu nhà ở sinh viên Bạc Liêu sang làm nhà ở xã hội cho thuê. Lý do, khu nhà chưa thu hút được sinh viên vào thuê ở. Trong khi đó, số đối tượng là người có thu nhập thấp tại đô thị, lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác có nhu cầu về nhà ở tương đối lớn.

Để tránh lãng phí, thất thoát và đảm bảo việc khai thác có hiệu quả tài sản công, việc chuyển đổi công năng từ nhà ở sinh viên sang nhà ở xã hội để thực hiện cho thuê là phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu. Đồng thời, giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp ở đô thị, lực lượng cán bộ, công chức, viên chức chưa có nhà ở, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Thời gian thực hiện chuyển đổi dự kiến từ quý 4/2024 đến quý 2/2025 hoàn thành. Người đứng đầu UBND tỉnh Bạc Liêu cũng cam kết với Bộ Xây dựng là thực hiện việc quản lý sử dụng nhà ở sau khi chuyển đổi theo quy định của pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

 

Điện mặt trời ở Bạc Liêu: nóng đầu vào, lạnh đầu ra

Điện mặt trời ở Bạc Liêu: nóng đầu vào, lạnh đầu ra

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ