Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bác sĩ Đỗ Doãn Bách: “Mọi cống hiến đều là trải nghiệm của bản thân”

Kinhtedothi - Dịch Covid-19 có lẽ là một trận chiến khốc liệt với những chiến sĩ áo trắng nhưng đây cũng là cơ hội để bác sĩ Đỗ Doãn Bách - Viện Tim mạch, Bệnh viện (BV) Bạch Mai cùng tuổi trẻ ngành y xông pha, cống hiến vì người bệnh, vì cộng đồng.

Dẫu biết rằng, chông gai, áp lực và nguy cơ lây nhiễm Covid-19 luôn thường trực nhưng họ vẫn thầm lặng hy sinh, gánh trên vai sứ mệnh cao cả chữa bệnh cứu người.

Những chuyến đi kết nối cộng đồng

Vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống ngành y, thế nhưng ban đầu anh Bách lại chọn ngã rẽ trường Đại học Giao thông Vận tải làm nơi học tập. Từ sự động viên của ông nội là một Giáo sư trong ngành Y, anh mới quyết định theo học chuyên ngành bác sĩ đa khoa tại trường Đại học Quảng Tây, Trung Quốc. Trở về nước, anh tiếp tục theo học chuyên sâu ngành tim mạch và về làm việc tại Viện Tim mạch, BV Bạch Mai. Cho đến nay, anh Bách luôn đau đáu lời dạy của ông nội rằng: "Là một bác sĩ, điều tiên quyết là phải giàu lòng thương người, từ đó mọi hành động ắt sẽ thành công". Trong suốt 5 năm công tác tại BV Bạch Mai, bác sĩ Bách tham gia rất nhiều chuyến tình nguyện khám, sàng lọc tim bẩm sinh cho đồng bào, trẻ em ở vùng cao, vùng sâu vùng xa. Những chuyến đi tình nguyện giúp anh kết nối được với người dân và các đồng nghiệp.

Với bác sĩ Bách, những chuyến đi tình nguyện giúp anh kết nối được với người dân và các đồng nghiệp.

Và khi đại dịch Covid-19 xảy ra, vị bác sĩ trẻ ở tuổi 31 lại càng thấm thía hơn lời dạy của bậc tiền bối nên anh luôn khát khao, mong muốn được đến tận nơi, giúp đỡ được càng nhiều người bệnh càng tốt. Tháng 7/2021, khi dịch Covid-19 bùng phát tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, lượng bệnh nhân tăng nhanh chóng, y tế địa phương bị quá tải, hàng chục nghìn cán bộ y, bác sĩ, tình nguyện viên trên cả nước được kêu gọi, điều động vào hỗ trợ. Đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc, bác sĩ Bách viết đơn xung phong vào Nam chống dịch.

“Khi vào Nam chống dịch, tôi lên đường chiến đấu trong tâm thế tự hào, bởi mình làm được việc thực sự có ích cho xã hội, dẫu biết rằng, cuộc chiến sẽ khốc liệt, còn đó những gian nan, vất vả. Nhưng tôi biết nơi ấy, người dân, người bệnh đang rất cần mình…” - bác sĩ Bách tâm sự.

Với tâm niệm, mọi cống hiến đều là trải nghiệm của bản thân mình sau này. Thế nên, khi Nam tiến chống dịch trực tiếp với vai trò là bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân nặng thuộc tầng 5 (trong tháp điều trị 5 tầng của TP), bác sĩ Bách không dừng lại ở công việc chuyên môn, mà còn tích cực tham gia Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành để sàng lọc và tư vấn cho bệnh nhân Covid-19. Những ngày đầu, bác sĩ Bách cùng các đồng nghiệp trong Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã nhanh chóng tìm cách hỗ trợ người bệnh từ xa. Từ đó, Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành được thành lập (tháng 8/2021) trong thời gian “thần tốc” chỉ 10 ngày, nơi đây, trở thành “cánh tay nối dài” cho y tế địa phương. Ngay từ khi đi vào hoạt động, Mạng lưới đã mang lại những hiệu quả thiết thực, hỗ trợ chia sẻ giúp đỡ được nhiều bệnh nhân từ xa, trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, hạn chế đi lại.

Bác sĩ Bách là một trong những bác sĩ tình nguyện tham gia hỗ trợ chống dịch tại Bệnh viện Dã chiến 16 trong năm 2021.

Tại đây, các bác sĩ và tình nguyện viên y tế được cung cấp công cụ, nhận thông tin bệnh nhân từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các địa phương thông qua hệ thống công nghệ. Từ đó, họ gọi điện trực tiếp, phân loại, hướng dẫn và trấn an bệnh nhân, hạn chế các trường hợp tử vong do không được tiếp cận y tế kịp thời. Trong quá trình hướng dẫn cho bệnh nhân, các bác sĩ và tình nguyện viên y tế sẽ phân loại nặng, nhẹ cho bệnh nhân… Với những trường hợp bệnh nhân trở nặng, các bác sĩ cũng sẽ điều phối, liên hệ y tế địa phương giúp bệnh nhân sớm được chuyển tới bệnh viện điều trị.

Là một trong những bác sĩ đầu tiên tham gia Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, bác sĩ Bách đảm đương việc vận hành mạng lưới ở Bình Dương và phụ trách tuyển dụng bác sĩ, tình nguyện viên cho toàn bộ mạng lưới. Mục tiêu của Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành là cố gắng tạo công cụ để làm sao tất cả bác sĩ trên cả nước đều có thể hỗ trợ được các tỉnh, thành phía Nam bị quá tải y tế thời điểm đó. Mạng lưới sẽ tiếp cận được những bệnh nhân F0 để tư vấn, làm giảm sự hoang mang, lo lắng của người bệnh và sàng lọc những trường hợp nào thực sự cần phải vào viện.

“Tôi may mắn được tham gia vào BV Dã chiến số 16 TP Hồ Chí Minh do BV Bạch Mai đảm trách. Tôi đều cố gắng giải tỏa cho bác sĩ, bệnh nhân về mặt tâm lý. Do số lượng bác sĩ không nhiều nên không thể yêu cầu đầy đủ mọi thứ, nhưng chúng tôi luôn cố gắng chữa trị, mong bệnh nhân, người bệnh sớm qua khỏi. Khi bệnh nhân trở nặng, kết nối giữa bệnh nhân và người nhà gặp khó khăn nên bác sĩ là người đóng vai trò quan trọng giúp người dân tin tưởng vào hệ thống y tế” - bác sĩ Bách chia sẻ.

Sợi dây kết nối, giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân

Từ khi tham gia chống dịch, nhiều bệnh nhân biết số điện thoại của bác sĩ Bách nên chủ động gọi điện đến nhờ tư vấn trực tiếp, người quen cũng gọi xin tư vấn. Bác sĩ chia sẻ, có những thời điểm tiếng chuông điện thoại đổ dồn đến khiến anh ám ảnh. Bởi trong quá trình tham gia Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành có nhiều ca bệnh, dù đã cố gắng hết sức nhưng kết quả không được như ý muốn.

Bác sĩ Đỗ Doãn Bách thăm, khám cho bệnh nhân.

Cho đến giờ, có một ca bệnh khiến bác sĩ trẻ vẫn mãi trăn trở. Đó là trường hợp gia đình chỉ có hai mẹ con đều là F0. Khi cả hai mẹ con cùng sốt, người mẹ trở nặng không có người giúp đỡ, bác sĩ Bách phải huy động thêm người đến hỗ trợ. Và khi người mẹ chuyển bệnh nguy kịch, y tế địa phương không giải quyết được, bác sĩ Bách đã cố gắng hỗ trợ đưa người bệnh vào BV Dã chiến 16 để điều trị.

Thời điểm đó, bác sĩ Bách cũng cảm thấy quyết định đó liều, bởi giường trong BV Dã chiến 16 đã kín. Bản thân anh lúc ấy cũng không dám chắc hôm đó có ca nào ra viện, để nhường giường cho bệnh nhân này không. Nhưng may mắn, đến phút cuối vẫn sắp xếp được giường và đưa bệnh nhân vào viện. Bác sĩ Bách đã trực tiếp đặt ống nội khí quản, điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cuộc chiến khốc liệt, mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân trở nặng nhanh và không qua khỏi.

“Điều khiến tôi trăn trở không chỉ là không cứu được bệnh nhân dù đã cố gắng hết sức, mà sau đó sẽ thêm một đứa trẻ trở thành mồ côi” - bác sĩ Bách nghẹn ngào. Thế nên, sau khi người mẹ mất, bác sĩ đã cố gắng nhiều lần liên lạc lại với gia đình bệnh nhân và chỉ khi biết được thông tin em bé đã được họ hàng cưu mang, lúc đó, bác sĩ Bách mới cảm thấy an tâm, thở phào nhẹ nhõm. Đó là những giây phút chẳng thể nào quên đối với một bác sĩ trẻ ở tuổi 31 như anh Bách.

Ở Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, các bác sĩ và bệnh nhân không biết mặt nhau, họ chỉ nghe thấy tiếng của nhau qua điện thoại. Các bác sĩ cũng chỉ mong một ngày gọi điện tư vấn được càng nhiều ca bệnh càng tốt, để người dân lấy lại niềm tin, bình tĩnh, không còn hoảng loạn. Ở thời điểm đó, nhiều người dân tâm lý rất hoang mang, lo lắng khi mắc bệnh, chỉ cần có nhân viên y tế gọi điện tư vấn, sàng lọc bệnh, người dân sẽ yên tâm hơn, không còn hoảng loạn. Đôi khi, bác sĩ gọi điện hỏi tình trạng sức khỏe, có bệnh nhân đã òa khóc. Chỉ sau khi các bác sĩ động viên và hướng dẫn cách dùng thuốc, theo dõi các chỉ số SpO2, huyết áp, chế độ dinh dưỡng, tập luyện để nâng cao sức khỏe… bệnh nhân mới bình tĩnh lại. Vài ngày sau, bệnh nhân gọi điện cảm ơn bác sĩ vì đã cho họ được sống thêm lần nữa. “Hơn hai tháng cùng đồng bào miền Nam chiến đấu với dịch Covid-19, có lẽ giây phút thoải mái nhất của bác sĩ Bách là hoàn thành ca trực không có bệnh nhân tử vong. Giây phút ấy, tôi cảm nhận được cuộc sống của mình thật ý nghĩa và có ích" - bác sĩ Bách chia sẻ.

Bác sĩ Đỗ Doãn Bách (ảnh trái) cùng đồng nghiệp tham gia hỗ trợ chống dịch tại Bệnh viện Dã chiến 16 trong năm 2021.

Với những cố gắng, nỗ lực không ngừng, đến thời điểm này, bác sĩ Bách đã cùng đội ngũ y bác sĩ Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành tiếp cận với 150.000 bệnh nhân F0, gọi được 450.000 cuộc gọi tư vấn thành công cho người bệnh và thân nhân, phát hiện được 1.415 bệnh nhân nguy cơ chuyển nặng cao để hỗ trợ cấp cứu, chuyển viện. Bác sĩ Bách đã cùng Mạng lưới sắp xếp, phân bổ 5.000 bác sĩ, tình nguyện viên về các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Hà Nội. Tính riêng trong đợt bùng phát dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam (từ tháng 7 - 10/2021), Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành đã huy động hơn 10.000 bác sĩ, tình nguyện viên trên khắp cả nước tham gia tư vấn từ xa cho hàng nghìn trường hợp F0 gặp khó khăn trong giai đoạn cao điểm này của dịch bệnh, chiếm 42% số bệnh nhân cả nước. Riêng Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành tại Bình Dương do bác sĩ Bách trực tiếp vận hành đã hỗ trợ khoảng 90.000 bệnh nhân.

 

Với những cố gắng, nỗ lực, bác sĩ Đỗ Doãn Bách vinh dự là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2021 và xuất sắc lọt Top 10 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021.

Góc nhìn của bác sĩ và sinh viên y khoa

Góc nhìn của bác sĩ và sinh viên y khoa

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đắk Nông: nhặt được hơn 10 triệu đồng trả lại cho người đánh rơi

Đắk Nông: nhặt được hơn 10 triệu đồng trả lại cho người đánh rơi

13/01/2025 | 08:53

Kinhtedothi - Ngày 13/1/2025, Công an thị trấn Đức An, huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông cho biết, sau khi nhặt được số tiền hơn 10 triệu đồng, hai em học sinh lớp 6 đã đến trụ sở Công an thị trấn Đức An trỉnh báo và nhờ lực lượng Công an tìm người bị đánh rơi để trả lại.

Tấm gương sáng của một nữ Bí thư Đảng ủy phường ở Hoàng Mai

Tấm gương sáng của một nữ Bí thư Đảng ủy phường ở Hoàng Mai

12/01/2025 | 13:18

Kinhtedothi - “Theo quy định đến tháng 10/2025, Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Hưng Lưu Thị Thanh Huyền mới đến tuổi nghĩ hưu, nhưng đã đề đạt nguyện vọng với Ban Thường vụ Quận ủy Hoàng Mai xin nghỉ sớm" - Phó Bí thư Thường trực, Trưởng ban Tổ chức Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Đức Dũng chia sẻ.

Lan tỏa “Chợ Tết nhân ái - Chợ Tết 0 đồng” giữa lòng Thủ đô

Lan tỏa “Chợ Tết nhân ái - Chợ Tết 0 đồng” giữa lòng Thủ đô

04/01/2025 | 16:29

Kinhtedothi - Những năm qua, phong trào “Tết nhân ái” của Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Hà Nội không chỉ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tinh thần tương thân tương ái mà còn lan tỏa năng lượng tích cực, mang lại mùa Xuân ấm áp cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ