Bánh tôm cô Ầm, món ngon gây thương nhớ của ẩm thực Thủ đô
Kinhtedothi - Nói đến bánh tôm, người ta nghĩ ngay đến món ăn mang tính truyền thống của người Hà Nội. Bánh tôm là món dân dã nhưng đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ người dân Thủ đô.
Nằm ở đầu ngõ chợ Đồng Xuân, quán bánh tôm Cô Ầm (quận Hoàn Kiếm), chỉ rộng chừng 5-7m2 nhưng lại là địa chỉ thu hút đông đảo thực khách.
Chia sẻ với PV, cô Phạm Thị Ầm - chủ quán “Bánh tôm Cô Ầm” cho biết đã bán bánh tôm được 40 năm. Diện tích quán nhỏ nhưng tấm lòng cô Ầm luôn cởi mở với thực khách. Cùng với đó, chất lượng bánh tôm rất thơm ngon. Đây chính là những nguyên nhân thu hút khách đến với quán khá đông. Do diện tích nhỏ nên có khi khách đến phải chờ tới 20-30 phút mới có chỗ ngồi.
Kế thừa nghề truyền thống của mẹ, chị Chi (con gái bà Ầm) chia sẻ: “Để có bánh tôm thơm ngon, mỗi ngày nhà tôi dùng 20 lít dầu. Dầu thừa không dùng lại. Tôm được lựa chọn tươi, bột có nhãn hiệu. Mọi khâu chế biến đều được làm trực tiếp ngay tại quán nên thực khách có thể dễ dàng quan sát và yên tâm về chất lượng vệ sinh”.
Ngoài hai nguyên liệu chính là tôm và bột như những quán khác, bà Ầm cho thêm khoai lang thái sợi trộn cùng bột rán bánh. Mỗi chiếc bánh có 2 con tôm kẹp trong môi bột thả vào chảo dầu nóng. Lửa chiên được giữ ổn định ở mức vừa phải giúp cho cả bột, tôm và khoai lang giòn rụm. Khi ăn tôm không bị khô, ngọt, pha với vị bùi bùi và thơm ngon của sợi khoai lang.
Bánh tôm được dùng với nước chấm pha tỏi, ớt và dưa góp làm bằng đu đủ, cà rốt, kèm với rau thơm, rau sống. Hương thơm và nhiều vị ngọt, giòn, cay, mặn hòa quện vào nhau làm cho món bánh tôm dù làm từ nguyên liệu dân dã nhưng gây thương nhớ đến thực khách.
Bà Lian - vị khách người Malaysia cùng chồng đến thưởng thức món bánh tôm cô Ầm vui vẻ nói: “Bánh tôm trông vô cùng bắt mắt và rất ngon. Tôi không chỉ yêu thích món ăn này, mà còn xin chủ quán và nhân viên ở đây dạy cách nói từ “bánh tôm” trong Tiếng Việt".
Quán bánh tôm cô Ầm mở cửa hai khung giờ, từ 8 giờ 30 sáng đến 13 giờ trưa và từ 15 giờ đến khoảng 17 giờ chiều. Trong khung giờ đầu giờ sáng, quán chỉ mở bán bánh mang về, đến tầm hơn 10 giờ trở ra mới bán cho khách ăn tại quán.
Nói về vấn đề này, chị Chi cho biết thêm: “Bánh làm đến đâu bán đến đó nên khách ăn quen rồi sẽ chờ đợi. Có như vậy bánh mới ngon thơm. Vì bột bánh chỉ để được trong vòng 4 tiếng, nếu rán sẵn từ sớm, bột hỏng, bánh không đảm bảo chất lượng”.
Khai mạc “Festival Nông sản - Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch huyện Đan Phượng năm 2023”
Kinhtedothi - Tối 16/11, tại đền Văn Hiến, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch TP Hà Nội tổ chức Khai mạc “Festival Nông sản - Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch huyện Đan Phượng năm 2023”.
Festival Nông sản-Văn hóa-Ẩm thực-Du lịch huyện Đan Phượng thu hút hơn 80.000 khách tham quan
Kinhtedothi - Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 19/11, Festival Nông sản - Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch huyện Đan Phượng năm 2023 đã chính thức bế mạc với nhiều kết quả ấn tượng, thu hút trên 80.000 du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Người yêu Trà Việt say mê với triển lãm ẩm thực Trà cổ thụ Shan tuyết
Kinhtedothi - Được tổ chức công phu, độc đáo, chương trình "Tuyến tàu điện số 6 và triển lãm ẩm thực Trà cổ thụ Shan tuyết", diễn ra tại Đảo Ngọc- Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội) đã thu hút đông đảo người yêu trà Việt và du khách nước ngoài tới tham gia.