Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Báo động tai nạn lao động trong ngành xây dựng

Kinhtedothi - Với ngành xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng, tình trạng tai nạn lao động (TNLĐ) trong quá trình sản xuất, thi công vẫn còn ở mức cao. Vì vậy, ngoài đầu tư các trang thiết bị, hướng dẫn an toàn thì ý thức người lao động là hết sức cần thiết.

Tai nạn lao động vẫn lớn

Theo số liệu của Bộ LĐTB&XH, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 7.394 vụ TNLĐ, giảm 324 vụ, tương ứng với 4,2% so với năm 2022. Số vụ TNLĐ này làm 7.553 người bị nạn, giảm 370 người, tương ứng với 4,7% so với năm 2022. Con số này bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Trong số các vụ TNLĐ trên, có 662 vụ TNLĐ chết người, giảm 58 vụ tương ứng 8,06% so với năm 2022. Số người chết vì TNLĐ là 699 người, giảm 55 người tương ứng 7,29% so với năm 2022. Số người bị thương nặng do TNLĐ là 1.720 người, tăng 73 người tương ứng với 4,43% so với năm 2022.

Bộ LĐTB&XH cũng cho biết, về tình hình TNLĐ năm 2023, khu vực có quan hệ lao động giảm về số người chết và số vụ TNLĐ chết người. Tuy nhiên, khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tăng về số người chết và số vụ TNLĐ chết người so với năm 2022, thiệt hại về vật chất và tài sản do TNLĐ lên tới hơn 17.000 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2022. Trong đó, thiệt hại về vật chất là hơn 16.357 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là hơn 722 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngay trong những tháng đầu năm 2024, những sự cố với người lao động vẫn thường xuyên xảy ra và gây ra những hậu quả đau lòng. Mới đây nhất là vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai xảy ra ngày 1/5 khiến 6 người tử vong.

Xa hơn nữa, ngày 15/4, tại số nhà 22 ngõ Tức Mạc (phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm) chủ căn nhà thuê thợ sửa chữa mái kính tại khu vực giếng trời có diện tích 18m2. Trong quá trình sửa chữa, do phần kính bị vỡ khiến nhóm công nhân này rơi xuống làm 2 công nhân tử vong, 2 người bị thương.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo đại diện Bộ LĐTB&XH là do nhiều người sử dụng lao động chưa quan tâm, chủ ý thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro; nhiều người lao động chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn đầy đủ và tác phong công nghiệp còn rất hạn chế, chủ quan.

Công tác thông tin, tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động cho khu vực không có quan hệ lao động đang bị hạn chế nhiều về nguồn lực. Chính quyền cơ sở ở một số nơi cũng chưa thực sự quan tâm, dành nguồn lực cho công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Cần nâng cao nhận thức

Nhận định về số liệu TNLĐ, thạc sĩ về vật liệu kết cấu Phạm Ngọc Trung cho biết, mất an toàn lao động có nguy cơ lớn đối với nhà thầu, đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, khi các đơn vị chiếm đa số trong ngành xây dựng và vật liệu.

Họ không thể duy trì đội ngũ công nhân chuyên nghiệp số lượng lớn (do lương và bảo hiểm…) nên khi có việc sẽ thuê nhân công thời vụ - những đối tượng này rất khó quản lý và đào tạo nên trong quá trình thi công họ không tuân thủ an toàn hoặc coi thường, tắc trách, mất an toàn với cả chính họ và người khác.

Trong khi đó, với máy móc tại các DN sản xuất vật liệu xây dựng, mỗi nhà máy đều xây dựng quy trình vận hành để giữ máy móc, thiết bị vận hành ở trong trạng thái tốt và hoạt động trơn tru.

Khi có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thường có thể chứa các nguy cơ gây mất an toàn cho người vận hành cũng như cho tất cả người đang hoạt động trong khu vực có máy móc, thiết bị đang cần bảo dưỡng, sữa chữa.

Các nguồn năng lượng gây mất an toàn, nguy hiểm ảnh hưởng đến người lao động có thể kể đến như hệ thống điện, hệ thống thủy lực, hệ thống cơ khí, hệ thống nhiệt.

"Điều quan trọng nhất ngay sau khi thành lập phương án bảo trì khi máy móc có dấu hiệu hư hỏng hay sửa chữa định kỳ là yêu cầu tắt nguồn cô lập các thiết bị hoặc máy móc có liên quan nhằm xác định các mối nguy về năng lượng, "xả" hết các nguồn điện tích trữ, hóa chất tồn dư, khí gas..." - thạc sĩ Phạm Ngọc Trung cho biết.

Còn với Luật sư Bùi Quang Thu - Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhìn nhận, về bảo vệ người lao động cũng như bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, hệ thống pháp luật Việt Nam cơ bản với các quy chuẩn, nghị định, thông tư qua Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, bộ luật Lao động 2019... gần như đã đầy đủ.

Tuy nhiên, yếu tố nhân lực, con người cần phải được xem xét, trau dồi thường xuyên về bảo đảm an toàn khi đang sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các chủ DN vẫn còn tình trạng không quan tâm, xuề xòa với an toàn của người lao động như ít kiểm tra, yêu cầu về trang phục bảo hộ, không thường xuyên tập huấn quy trình khi xảy ra sự cố...

"TNLĐ không chỉ gây hậu quả về người mà còn để lại nỗi đau không nguôi cho người thân. Do đó, nhận thức từ chủ DN và người lao động cần được nâng cao, tạo một môi trường an toàn. Bên cạnh đó, cần bổ sung nhân lực chất lượng cao để vận hành máy móc, thiết bị chuyên dụng" - Luật sư Bùi Quang Thu nhìn nhận.

 

Những địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất trong năm 2023 gồm TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai.

Thành lập đoàn điều tra vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng

Thành lập đoàn điều tra vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ