Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Sai phải sửa

Kinhtedothi - Người dân dù giàu, nghèo hay bình thường khi tham gia mua bảo hiểm là chỉ mong mình được bảo vệ. Vậy mà thật lạ kỳ, có loại bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xe máy, số lượng người dân được bảo vệ quyền lợi từ các công ty bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 6% trên tổng số đã mua.

 Ảnh minh họa
Theo số liệu mà Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố, năm 2019 doanh thu bảo hiểm xe máy là 765 tỷ đồng, bồi thường chỉ vỏn vẹn 45 tỷ đồng (chưa tới 6%). Đây là một con số thấp kỷ lục nếu so với các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác. Như vậy khác nào, DN bảo hiểm bán được đồng nào gần như hưởng đồng đấy, không phải thực hiện theo đúng tính chất của bảo hiểm là đền bù thiệt hại khi không may xảy ra tai nạn! Với tỷ lệ bồi thường nêu trên, các cơ quan chức năng có bao giờ đặt câu hỏi vì sao lại thấp như vậy, trong khi tình hình tai nạn giao thông do xe máy gây ra rất cao qua các năm?
Theo quy định hiện nay, để được hưởng quyền lợi, người dân phải cung cấp cho DN bảo hiểm hàng loạt tài liệu bổ sung vào hồ sơ bồi thường như giấy thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường theo mẫu, các chứng từ chứng minh thiệt hại do tai nạn, bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc của nhân viên DN bảo hiểm liên quan đến xe và lái xe, bản sao bộ hồ sơ tai nạn (có xác nhận của công an nơi thụ lý tai nạn), biên bản giám định thiệt hại… Chừng ấy thủ tục giấy tờ, nhiều người đọc còn chẳng hiểu nói gì đến đi đòi bồi thường bảo hiểm.
Bảo hiểm bắt buộc cho xe máy là vẫn cần thiết, bởi nguyên tắc, mục đích tôn chỉ của bảo hiểm là nhân đạo, là quản lý rủi ro, là biện pháp bảo vệ các chủ thể trước các tổn thất về vật chất, tinh thần, kể cả tính mạng con người. Nhưng ở Việt Nam, có một số loại hình bảo hiểm hoạt động không rõ ràng, trong đó có bảo hiểm xe máy. Người dân không biết được thông tin cụ thể từ phía công ty bảo hiểm, trường hợp nào được, không được bồi thường, mức bồi thường bao nhiêu, cần những thủ tục gì. Mua bảo hiểm mà chẳng thấy tác dụng nên nhiều người phớt lờ, cả khi nó là quy định “bắt buộc”. Chả thế mà hiện có đến 60 triệu xe máy nhưng lại chỉ có khoảng 30% mua bảo hiểm bắt buộc.
Cách đây không lâu, em trai của bạn tôi chạy xe máy có va vào một người đi đường, gia đình họ yêu cầu bồi thường hơn 100 triệu đồng. Cậu này liên hệ với bên bảo hiểm xe để được chi trả nhưng phía đại diện DN yêu cầu phải có giấy thanh toán của bệnh viện, giấy xác nhận của công an, giấy xác nhận sự việc của chính quyền địa phương... "Gia đình nạn nhân đang bức xúc thì làm sao họ hợp tác với mình làm các giấy tờ liên quan? Bảo hiểm bán thì dễ, mà khi chi tiền thì toàn yêu cầu trên trời" - cậu này than thở.
Mới đây chính lãnh đạo Bộ Tài chính cũng phải thừa nhận thủ tục bồi thường bảo hiểm xe máy có vấn đề. Vậy, nếu đã sai xin hãy sửa, có như vậy, bảo hiểm mới trở về với đúng nghĩa của nó.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ