Bạo lực lại bùng phát, quốc gia Nam Á phải ban hành lệnh giới nghiêm
Kinhtedothi – Hơn 90 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ở Bangladesh tính đến ngày 4/8, cảnh sát phải bắn hơi cay để giải tán hàng chục nghìn người biểu tình kêu gọi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức.
Theo tờ Aljazeera, các cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng chục nghìn người tại Bangladesh biến thành bạo loạn trong những ngày gần đây, khiến ít nhất 91 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Giới chức Bangladesh ngày 4/8 cho biết, thương vong lớn nhất được ghi nhận chủ yếu tại các quận Bogura, Magura, Rangpur và Sirajganj – khu vực xày ra các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và các nhà hoạt động của Liên đoàn Awami cầm quyền, theo truyền thông địa phương. 13 cảnh sát đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình bạo loạn ngày 4/8.
Nguồn tin cảnh sát cho biết tại thủ đô Dhaka, đụng độ nghiêm trọng đã xảy ra giữa các sinh viên biểu tình phản đối chính phủ và những người ủng hộ chính phủ ở thành phố Sirajganj.
Bộ Nội vụ Bangladesh cùng ngày công bố lệnh giới nghiêm toàn quốc vô thời hạn bắt đầu từ 6 giờ chiều 4/8 (giờ địa phương). Đây là lần đầu tiên chính quyền tại Bangladesh thực hiện động thái như vậy kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng trước.
Một điều phối viên của Phong trào sinh viên chống phân biệt đối xử (ASD) nói với Al Jazeera rằng cuộc biểu tình “Diễu hành đến Dhaka” sẽ diễn ra vào ngày thứ Hai (5/8), sớm hơn một ngày so với dự kiến.
Trong khi đó, chính phủ đã tuyên bố nghỉ lễ từ thứ Hai đến thứ Tư. Tòa án sẽ đóng cửa vô thời hạn. Bangladesh cũng đóng cửa các trường học và đại học trên khắp cả nước.
Tháng trước, gần 200 người thiệt mạng, hàng ngàn người bị thương, và gần 11.000 người bị bắt trong các vụ bạo lực, xuất phát từ các cuộc biểu tình do các nhóm sinh viên lãnh đạo nhằm phản đối chính sách hạn chế việc làm của chính phủ.
Các cuộc biểu tình chỉ tạm dừng lại sau khi Tòa án Tối cao Bangladesh bãi bỏ hầu hết các hạn chế. Tuy nhiên, các nhóm sinh viên đã biểu tình trở lại trên đường phố vào tuần trước, đòi công lý cho gia đình những người thiệt mạng.
Nguyên do đẩy dịch sốt xuất huyết ở Bangladesh thành khủng hoảng chết người
Kinhtedothi - Một đợt bùng phát bệnh sốt xuất huyết gây chết người ở Bangladesh đã lên đến mức chưa từng thấy, khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này quá tải.
Bạo loạn vì biểu tình, quốc gia châu Á ước thiệt hại 10 tỷ USD
Kinhtedothi - Mặc dù thiệt hại ước tính chỉ chiếm một phần nhỏ trong nền kinh tế trị giá 455 tỷ USD, Bangladesh đang trong tình thế bấp bênh với dự trữ ngoại hối tiệm cận mức cạn kiệt.
Bạo loạn tại Bangladesh diễn biến tích cực
Kinhtedothi - Bangladesh cho biết tình hình đã dần trở lại bình thường sau khi sinh viên ngừng biểu tình phản đối cải cách về chỉ tiêu việc làm.