Bão số 1 tiếp tục mạnh lên, các địa phương khẩn trương ứng phó
Kinhtedothi - Sáng nay (1/7), bão số 1 tiếp tục mạnh lên. Những ngày tới, tại các tỉnh khu vực phía Bắc (bao gồm cả Hà Nội) sẽ có mưa kéo dài.
Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, sáng nay (1/7), bão số 1 đã mạnh lên cấp 10, giật cấp 12. Vị trí tâm bão hiện cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.
Trong những giờ tới, bão số 1 đi chủ yếu theo hướng Tây Bắc, với vận tốc 15 km/h và khả năng mạnh thêm. Dự kiến sáng 2/7, tâm bão nằm trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Quảng Ninh khoảng 400 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất cấp 10-11, giật cấp 13.
Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia), cho biết bão số 1 có thể đi vào vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Một kịch bản khác là bão đi men theo phía Nam của tỉnh Quảng Tây, ảnh hưởng đến khu vực phía Bắc nước ta.
Do ảnh hưởng của bão số 1, ngày và đêm nay (1/7), mưa lớn tiếp diễn ở Tây Bắc và Việt Bắc với lượng phổ biến 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. Mưa dông cũng mở rộng ra khu vực Thanh Hóa và Nghệ An.
Từ đêm 2/7 đến ngày 7/7, các tỉnh miền Bắc (bao gồm cả Hà Nội) có khả năng xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Vùng núi đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; trong khi khu vực trũng, thấp có thể ngập úng.
Thông tin sáng 1/7 của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT), cho biết hiện nay các tỉnh, TP từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định vẫn còn có tàu cá đang hoạt động trong vùng nguy hiểm của bão trong 24 giờ tới.
Để chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn tàu thuyền, hạn chế thiệt hại do bão số 1, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội) chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương khẩn trương rà soát, kiểm đếm các tàu đang trong khu vực nguy hiểm; bằng mọi biện pháp thông báo, kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện, tàu thuyền di chuyển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú.
Đối với vùng Đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Ban Chỉ huy các tỉnh, TP chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công. Rà soát, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp. Thông tin, tuyên truyền và có biện pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch nhất là trên các đảo.
Đối với các tỉnh, TP miền núi phía Bắc, Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị cần tập trung rà soát phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với tình huống xảy ra sạt lở, chia cắt. Đồng thời, sẵn sàng phương án bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố giao thông.
Hà Nội thực hiện phòng, chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ”
Kinhtedothi - Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1375-CV/VPTU, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy về chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, úng ngập trên địa bàn TP.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh thành bão, sức gió mạnh nhất giật cấp 9
Kinhtedothi- Hiện nay, áp thấp nhiệt đới đang di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 1 giờ ngày 1/7, vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 410km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giật cấp 10.
Bão số 1 tăng cấp, sức gió mạnh nhất giật cấp 12
Kinhtedothi - Hồi 4 giờ ngày 1/7, vị trí tâm bão số 1 ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89 - 102km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 150km tính từ tâm bão.