Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bắt cóc bé trai ở Bắc Ninh: Nghi phạm đối diện hình phạt nào?

Kinhtedothi - Hành vi phạm tội của đối tượng là nghiêm trọng, không những xâm phạm đến quyền được chăm sóc, nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em mà còn gây tâm lý hoang mang lo lắng trong quần chúng nhân dân.

Đêm 22/8, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Bắc Ninh) và Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Tuyên Quang) đã giải cứu thành công cháu bé bị mất tích Nguyễn Cao Gia Bảo (SN 2018).

Nghi phạm Nguyễn Thị Thu bắt cóc bé trai 2 tuổi ở Bắc Ninh - Ảnh: Cơ quan công an 

Theo Cục Cảnh sát hình sự, sau khi nhận được thông tin phối hợp của Công an tỉnh Bắc Ninh, thông qua các biện pháp nghiệp vụ, trích xuất camera và nhiều nguồn thông tin khác, các mũi trinh sát đã điều tra, phát hiện BKS xe máy đối tượng đưa cháu Nguyễn Cao Gia Bảo đi có BKS 22…

Ngay sau đó, các tổ công tác phối hợp với Công an tỉnh Tuyên Quang xác minh địa chỉ nơi đối tượng đưa cháu Gia Bảo về ở huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Quá trình xác minh, tổ công tác phát hiện cháu Gia Bảo đang ở trong nhà của đối tượng Nguyễn Thị Thu (SN 1988, trú tại xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).

Để giải cứu an toàn cho cháu Gia Bảo, các mũi trinh sát dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự, Ban giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh chọn thời điểm đối tượng Thu chủ quan, đã ập vào khống chế. Theo thông tin ban đầu, Thu bỏ đi khỏi địa phương 2 năm nay, trước khi đi khỏi nhà, đối tượng có thai.

Khi trở về, để chồng “hờ” không nghi ngờ việc bị hỏng thai, Thu đã bắt cóc cháu Gia Bảo để nhận làm con mình. Được biết, Thu làm nghề nghiệp không ổn định ở tỉnh Bắc Ninh, đã đi một số nơi tìm các cháu bé để bắt cóc và sau nhiều ngày tìm kiếm, Thu “nhắm” vào cháu Gia Bảo. Đối tượng Thu khai mục đích bắt cóc cháu bé là vì tình cảm cá nhân nhưng không có bất cứ quan hệ nào với gia đình cháu Gia Bảo.

Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) 

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, để có căn cứ xử lý các đối tượng, cơ quan điều tra sẽ làm rõ động cơ, mục đích bắt cháu bé để xử lý tương ứng về hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật.

Theo thông tin ban đầu, đối tượng Nguyễn Thị Thu khai nhận động cơ bắt cháu bé để chồng “hờ” không nghi ngờ việc bị hỏng thai nên đã bắt cóc cháu Gia Bảo để nhận làm con mình. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, hành vi đưa cháu bé rời khỏi sự quản lý của bố mẹ mà không được sự đồng ý đã cấu thành tội Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự.

Hành vi phạm tội của đối tượng là nghiêm trọng không những đã xâm phạm đến quyền được chăm sóc, nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em mà còn gây tâm lý hoang mang lo lắng trong quần chúng nhân dân bởi vấn nạn bắt cóc trẻ em đã và đang diễn ra trong xã hội nên cần thiết phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật để làm gương cho những kẻ đã và đang có ý định phạm tội.

Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

d) Đối với từ 2 người đến 5 người;

đ) Phạm tội 2 lần trở lên;

e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đối với 6 người trở lên;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ