Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nữ sinh lớp 10 tự tử nghi do bạo lực học đường:

Bất kỳ tiếng nói nào của trẻ em cũng cần lắng nghe, đồng hành giải quyết

Kinhtedothi - Vụ việc nữ sinh lớp 10 trường THPT chuyên - trường Đại học Vinh tự tử nghi do bạo lực học đường là bài học để cho những người quản lý, thầy cô giáo nghĩ rằng: Bất kỳ tiếng nói nào của trẻ em cũng cần lắng nghe và đồng hành giải quyết.

Bắt nạt học đường là câu chuyện không mới nhưng xuất hiện liên tục và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Mới đây nhất dư luận xôn xao trước một nữ sinh N.T.Y.N học sinh lớp 10A15 trường THPT chuyên Đại học Vinh (Nghệ An) tự tử nghi do bị bạo lực học đường.

Vụ việc em N.T.Y.N tự tử nghi do bạo lực học đường càng nóng nên khi một tài khoản nhận là người thân của nữ sinh tường thuật diễn biến sự việc. Nhiều vấn đề được đặt ra liên quan đến vụ việc này như bảo vệ trẻ em môi trường học đường, làm thế nào để ngăn chặn bắt nạt học đường, bạo lực học đường.

Vụ việc em N.T.Y.N là học sinh trường THPT chuyên Đại học Vinh tự tử nghi bạo lực học đường đang gây xôn xao dư luận.

Theo Thạc sĩ Tâm lý Vũ Thu Hà – Viện Nghiên cứu đào tạo và can thiệp tâm lý Việt Nam, vấn đề đầu tiên là chúng ta cần lưu ý tới sự trưởng thành và phát triển của các em, trong đó có những mối quan hệ bạn bè. Nếu trong các mối quan hệ bạn bè mà các em bị bắt nạt hay bị cô lập thì cảm thấy rất cô đơn và không có kỹ năng để giải quyết vấn đề xảy ra. Vì vậy hàng ngày phụ huynh để ý xem con đến lớp có vui vẻ không, có gặp vấn đề gì về bạn bè không. Giáo viên chủ nhiệm cũng phải để ý xem là ở lớp các em học sinh có hoà đồng hay không; hay có câu chuyện gì xảy ra trong lớp.

Vấn đề thứ hai vô cùng quan trọng, ở lứa tuổi vị thành niên, các em dễ tổn thương và có khả năng đối mặt thấp dẫn đến ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần, dễ bị căng thẳng, thậm chí trầm cảm. Trường hợp các em không muốn sống hoặc tự sát, đó là dấu hiệu đã phải chịu đựng tổn thương trong một thời gian rất dài. Tự sát như là cách để các em giải thoát nỗi đau quá lớn đó.

Theo chuyên gia tâm lý Thu Hà, khi chúng ta biết được hai vấn đề này của trẻ em và hỗ trợ thì hoàn toàn giải quyết được những đều trẻ em gặp phải.

Đối với vụ việc nữ sinh lớp 10 tự tử nghi do bạo lực học đường, người mẹ cho biết, con nhiều lần tâm sự chán không muốn đi học nữa. Gần đây con gái bị nhóm học sinh rủ nhau chặn đường để đánh. Người mẹ đã phải đến tận trường gặp lãnh đạo để phản ánh con gái bị bạo lực học đường và xin chuyển lớp cho con nhưng không được đồng ý. Về việc này, chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà cho rằng, từ xưa đến nay, người lớn thường quan tâm đến học tập, điểm số, nền nếp nhưng chưa thực sự chú ý đến những vấn đề tinh thần của trẻ. Khi các em trình bày với người lớn về một vấn đề của mình thì có lẽ đang vướng mắc. Như vậy, không chỉ cha mẹ mà các thầy cô cũng phải lưu ý hỏi rõ ngọn ngành vì sao chuyện đó xảy ra. Nếu chúng ta bỏ qua đi những tình huống đặc biệt đó thì hậu quả rất khôn lường.

Chuyên gia Vũ Thu Hà cũng cho biết, từ trước đến nay bà đã nói nhiều câu chuyện liên quan đến việc các em hủy hoại bản thân; gặp những vấn đề căng thẳng trong học tập hay các em tự sát. Nhưng ở cộng đồng của chúng ta, khi nào xảy ra câu chuyện đó thì mọi người mới quan tâm, đó là điều đáng tiếc.

“Vì thế, chúng ta phải phòng ngừa trước đó. Có nghĩa là chúng ta phải có hệ thống hỗ trợ, chia sẻ, quan sát, tìm hiểu thực sự vấn đề trẻ em gặp phải trong cộng đồng, trường học, lớp học là gì để giải quyết kịp thời.

Còn khi câu chuyện đã xảy ra, chúng ta học được bài học thì quá muộn màng. Thực tế, những trường hợp phụ huynh mất con đều rất căng thẳng trong mối quan hệ vợ chồng, ông bà, con cái. Trong lớp học có học sinh tự sát thì các bạn khác rất căng thẳng và buồn bã” – bà Thu Hà cho hay

Vụ việc nữ sinh tự tử nghi do bạo lực học đường là bài học để cho những người quản lý, thầy cô giáo nghĩ rằng: Bất kỳ tiếng nói nào của trẻ em, học sinh cũng cần lắng nghe, đồng hành giải quyết. “Vì vậy mong rằng chúng ta ý thức được đây là câu chuyện rất quan trọng và nó có thể xảy ra với bất kỳ cá nhân, gia đình, trường học, lớp nào. Chúng ta cần có chiến lược trong trường học cũng như trong lớp học để phòng ngừa tự sát học đường, bắt nạt học đường. Và trong mỗi học sinh cũng như phụ huynh  cũng phải ý thức được việc đồng hành cùng với các con thì mới giải quyết được vấn đề”- Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà nhấn mạnh.

Nữ sinh cấp 2 có ý định tự tử vì bạo lực học đường

Nữ sinh cấp 2 có ý định tự tử vì bạo lực học đường

Vụ nữ sinh Trường THPT chuyên ĐH Vinh tự tử: Bộ GD&ĐT phản hồi

Vụ nữ sinh Trường THPT chuyên ĐH Vinh tự tử: Bộ GD&ĐT phản hồi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường học Hà Nội tái thiết nền nếp ngay sau kỳ nghỉ Tết

Trường học Hà Nội tái thiết nền nếp ngay sau kỳ nghỉ Tết

03/02/2025 | 14:01

Kinhtedothi – Sáng nay (3/2), học sinh Hà Nội trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các nhà trường sẵn sàng đón học sinh với nhiều hoạt động khai Xuân bổ ích; đồng thời nhanh chóng tái thiết nền nếp lớp học bình thường trở lại.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ