Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bắt nguyên Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai

Kinhtedothi - Ngày 24/10, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Ngọc Phương - nguyên Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh này.

Cùng bị bắt giữ với ông Phương còn có bà Trần Thị Huỳnh Hương - Trưởng Phòng Quản lý khoa học, nguyên Kế toán trưởng Sở Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN) tỉnh Đồng Nai.

Ông Nguyễn Ngọc Phương và bà Trần Thị Huỳnh Hương bị cáo buộc về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.

Theo cơ quan công an, việc khởi tố đối với các bị can nói trên nằm trong quá trình mở rộng điều tra sai phạm xảy ra tại dự án nhân rộng mô hình sản xuất rau, quả trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP, và dự án nhà màng nông nghiệp ở Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai, do Sở KH&CN Đồng Nai quản lý.

Một công trình hoang phế tại Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, tháng 8/2022.

Trước đó tháng 2/2021, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố vị can đối với ông Phạm Văn Sáng (nguyên Giám đốc Sở KH&CN Đồng Nai) để điều tra về hành vi vi phạm quy định trong đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Sau khi Công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định khởi tố thì xác định ông Nguyễn Văn Sáng đã bỏ trốn ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Quang Tuấn (nguyên Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai), để điều tra về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.

Theo tài liệu của cơ quan điều tra, trong quá trình thực hiện dự án nhân rộng mô hình sản xuất rau, quả trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP và dự án nhà màng nông nghiệp ở Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (đóng tại địa bàn huyện Cẩm Mỹ), ông Nguyễn Văn Sáng với vai trò là Giám đốc Sở KH&CN Đồng Nai cùng ông Nguyễn Quang Tuấn - khi đó là Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai, đã gây thất thoát số tiền hơn 27 tỷ đồng.

Được biết, Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai có tổng diện tích gần 210ha (tại xã Cẩm Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) do Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư. Dự án có tổng nguồn vốn xây dựng hạ tầng ban đầu khoảng 640 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong nông nghiệp, thực phẩm và y tế, môi trường tạo tiền đề xây dựng và phát triển khu đô thị công nghệ cao.

Khu nhà làm việc tại Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai hiện nay.

Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, dự án có nhiều bất cập. Cụ thể, có những hạng mục như đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư khoảng 371 tỷ đồng từ ngân sách, nhưng đã nhiều năm vẫn chưa được thực hiện nghiệm thu; hoặc có hạng mục công trình mãi dây dưa, chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2011 - 2015, Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai (giai đoạn trực thuộc Sở KH&CN Đồng Nai quản lý) đã có 27 đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, với tổng phê duyệt kinh phí gần 100 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn nhà nước hơn 80%) đã được đầu tư triển khai nhưng hiệu quả đem lại là… thất vọng. Tiến độ thanh quyết toán số đề tài, dự án trên bị ứ đọng, trì trệ hoặc phần lớn đề tài, dự án chưa có phương án xử lý tài sản hoặc không hình thành tài sản.

Đến nay Sở KH&CN Đồng Nai vẫn đang chờ UBND tỉnh Đồng Nai xử lý tài sản đề tài.

Đáng nói là, dù không hiệu quả, gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước, nhưng năm 2021, UBND huyện Cẩm Mỹ và các sở, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục đề xuất phương án chuyển Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học thành Khu Công nghệ cao Đồng Nai, mở rộng thêm 250ha. 

Một công trình nhà màng bị bỏ hoang sau, ảnh chụp tháng 8/2022.

Cuối tháng 7/2022, Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với tỉnh Đồng Nai. Qua thực tế đi thực địa các dự án đầu tư công tại Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, đoàn giám sát nhận định: Các dự án này mặc dù đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, nhưng vẫn chưa phát huy được đầy đủ hiệu quả do có những sai phạm trong quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước chưa được khắc phục triệt để.

Vì vậy, Đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai làm rõ việc chấp hành các quy định của pháp luật tại dự án Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học, cần giải trình các nội dung về công tác quản lý, sử dụng đất, trình tự, thủ tục đầu tư, quản lý dự án, thanh quyết toán kinh phí… không hiệu quả, gây lãng phí, chưa thực hiện đúng mục tiêu đã được phê duyệt.

Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam 5 “cò” xe quá tải

Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam 5 “cò” xe quá tải

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đắk Nông: triệt phá 2 nhóm cho vay với lãi suất đến 695%/năm

Đắk Nông: triệt phá 2 nhóm cho vay với lãi suất đến 695%/năm

29/12/2024 | 07:37

Kinhtedothi - Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã liên tiếp đấu tranh, triệt phá 2 nhóm, 4 đối tượng hoạt động “tín dụng đen” cho vay lãi nặng, thu giữ nhiều tang vật liên quan, góp phần bảo vệ sự bình yên trên địa bàn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ