Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bát nháo thị trường máy lọc nước

Kinhtedothi - Hiện nay, trên thị trường xuất hiện hàng chục thương hiệu máy lọc nước có chất lượng khác nhau.

Trong khi cơ quan quản lý chưa công bố những quy chuẩn cụ thể, một số DN đã lợi dụng điều này để đưa ra thị trường hàng kém chất lượng, hàng nhái.
Ma trận thương hiệu
Khảo sát thực tế các cửa hàng kinh doanh máy lọc nước cho thấy, sản phẩm này chủ yếu là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nga hoặc liên doanh với Việt Nam sản xuất nên giá bán cũng tùy theo thương hiệu, chức năng lọc của từng sản phẩm.

Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ màng lọc nước giả tại Yên Viên. Ảnh: Hoài Nam

Tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Lương Bằng, người bán hàng giới thiệu một số nhãn hiệu máy lọc nước như Kangaroo, Kanofi, Geyser, Jenpec, Coway, Nanohome, Nanosky, Nanomax, Hanico... Nhân viên bán hàng ở đây cho biết: Máy lọc nước mang thương hiệu Kangaroo, Kanofi, Geyser, Jenpec hay Coway (giá từ 3 - 6 triệu đồng/máy) được khách hàng hỏi mua nhiều nhất. Mặc dù các sản phẩm máy lọc nước nhập khẩu chính hãng từ Nhật Bản, Nga, Mỹ có giá bán lên đến hàng chục triệu đồng/sản phẩm, song vẫn được nhiều người chọn mua, bởi cho rằng chất lượng máy có phần vượt trội hơn sản phẩm do các nước Đông Nam Á hoặc DN Việt Nam  sản xuất.
Bà Trịnh Thị Vân – Đại diện truyền thông Công ty CP Tập đoàn Sunhouse cho biết: Nguyên nhân khiến sản phẩm máy lọc nước không có mặt bằng giá là do phụ thuộc vào số lượng lõi lọc và tầng lọc, máy có nhiều lõi lọc và thiết bị diệt khuẩn sẽ đắt hơn máy bố trí ít lõi lọc không thiết bị diệt khuẩn. Ngoài ra sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc chắc chắn sẽ đắt hơn sản phẩm nhập khẩu linh kiện về Việt Nam lắp ráp, do thuế nhập khẩu nguyên chiếc cao hơn thuế nhập khẩu linh kiện.
Lẫn lộn thật - giả
Trước nhu cầu sử dụng máy lọc nước tăng mạnh, một số DN, đối tượng đã sản xuất máy và màng lọc nước giả, nhái nhãn mác đưa ra thị trường tiêu thụ kiếm lời bất chính. Thêm nữa, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn hay không cũng rất mập mờ.
Theo tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội, ngày 16/5 vừa qua, Đội chống hàng giả, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP Hà Nội) qua kiểm tra kho hàng Công ty TNHH Sản xuất Thanh Huấn (tại 356 phố Nam Dư, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai) đã phát hiện, thu giữ 109 chiếc màng lọc nước DOW FILMTEC™ RO giả.
Cùng ngày, Đội QLTT số 5 (Chi cục QLTT Hà Nội) kiểm tra trụ sở Công ty TNHH Đầu tư & phát triển công nghệ Nhật Quang (tại 115 Phan Đăng Lưu, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm) do Nguyễn Văn Hợp là giám đốc đã phát hiện công ty này kinh doanh màng lọc nước nhãn hiệu DOW FILMTEC™ RO giả. Qua các chứng cứ thu thập được Nguyễn Trọng Huấn và Nguyễn Văn Hợp đã phạm vào tội Buôn bán hàng giả, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án 2 đối tượng này.
Trước đó, Đội QLTT số 7 kiểm tra Công ty TNHH NANO Việt Nam (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì) đã phát hiện thu giữ hàng nghìn sản phẩm lõi lọc nước mang nhãn hiệu Kangaroo giả. Chủ hàng khai nhận là mua màng lọc ở Trung Quốc bóc nhãn cũ, rồi dán tem giả nhãn hiệu Kangaroo lên sản phẩm đánh lừa người tiêu dùng.
Mặc dù lực lượng chức năng đã tích cực ngăn chặn việc sản xuất máy lọc, màng lọc nước giả, kém chất lượng nhưng trong quá trình xử lý cũng gặp không ít khó khăn do thiếu quy chuẩn cho sản phẩm này. Ông Nguyễn Công San - Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội cho biết: Hiện nay, chỉ có Bộ Y tế đưa ra 2 quy chuẩn về chất lượng nước sau khi được lọc gồm quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình khai thác nước uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung cho mục đích sinh hoạt, có công suất từ 1.000m3/ngày đêm trở lên. Còn QCVN 06-1/2010/BYT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai. Đối với máy lọc nước sử dụng trực tiếp, áp dụng tiêu chuẩn QCVN06-1/2010/BYT.
Trong khi đó Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng với chức năng quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo luờng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa lại chưa đưa ra quy chuẩn sản phẩm máy và màng lọc nước.
Việc thiếu quy chuẩn chung là kẽ hở để nhiều DN lợi dụng sản xuất, tiêu thụ hàng kém chất lượng. Điều này cũng gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc kiểm soát ngăn chặn hàng kém chất lượng, hàng giả.
Ông Nguyễn Công San Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội
 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ