BAT Việt Nam tiếp tục hợp tác cùng Gaia thực hiện các dự án trồng rừng
Kinhtedothi-Công ty BAT Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia vừa tổ chức chương trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 40 ha bãi bồi tại vùng lõi Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Dự kiến sẽ có khoảng hơn 200.000 cây mắm trắng mọc lên từ khu rừng này trong vòng 6 năm tới.
Trước đó, ngày 4/8/2023, BAT Việt Nam cũng đã tham gia trồng hơn 1.000 cây rừng cùng với Gaia trên diện tích 2 ha tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai. Các hoạt động trồng rừng này là một phần của dự án hợp tác giữa BAT Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia trong giai đoạn 2022 - 2025. Dự án nhằm phủ xanh hơn 120 ha rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Bên cạnh mục tiêu chính là giúp trung hòa carbon hướng đến phát thải ròng bằng 0 (thông qua lượng carbon được hấp thụ), dự án này còn mang lại nhiều giá trị bền vững khác như giảm phát thải nhà kính, chống xói mòn, tăng đa dạng sinh học… và các lợi ích thiết thực khác cho cộng đồng địa phương. Trong năm 2022, năm đầu triển khai, BAT Việt Nam đã cùng Gaia trồng 2 ha tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai và 40 ha tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Dự án này thể hiện cam kết mạnh mẽ của BAT trong lộ trình hướng đến phát thải ròng bằng 0, thúc đẩy hơn nữa các mục tiêu về ESG (Môi trường - Environment, Xã hội - Social và Quản trị - Governance), chung tay cùng Chính phủ trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Giám đốc khối sản xuất của BAT Việt Nam Phạm Hùng Anh Tuấn chia sẻ: “Đây không chỉ minh chứng cho cam kết thúc đẩy bảo vệ môi trường – góp phần thực hiện chiến lược ESG của chúng tôi, mà còn là cơ hội để đội ngũ BAT Việt Nam có cái nhìn sâu sắc hơn đối với việc bảo vệ rừng và môi trường, đồng thời gia tăng sự gắn kết trong nội bộ”.
Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia Đỗ Thị Thanh Huyền cho hay: “Việc trồng rừng, phục hồi rừng đầu nguồn có ý nghĩa quan trọng trong việc trung hòa carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh các loại hình rừng trên cạn, rừng ngập mặn cũng cần được đặc biệt lưu ý phát triển và bảo vệ, vì có khả năng hấp thụ carbon gấp 4 - 5 lần rừng thường và có vai trò phòng, chống xâm nhập mặn, sạt lở…”.
Việc mở rộng diện tích rừng, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học tại Việt Nam là một trong những hành động thiết thực của BAT trên hành trình xây dựng vì “Một Ngày Mai Tốt Đẹp Hơn”. Không chỉ có hoạt động trồng rừng, BAT Việt Nam cũng thực thi nhiều ưu tiên trong lĩnh vực môi trường - một trong ba lĩnh vực quan trọng trong thực hành ESG.
Những hoạt động này cũng luôn song hành và hài hòa với các mục tiêu chung của Chính phủ Việt Nam, để cùng với cộng đồng DN đóng góp cho Chương trình Nghị sự Quốc gia về Phát triển Bền vững 2030 theo 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hiệp Quốc.
Trong năm 2022, BAT Việt Nam vinh dự có mặt trong “Top 100 DN Bền vững Việt Nam” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Hội đồng Phát triển Bền vững Quốc gia tổ chức. Đây cũng là lần thứ 4 trong 7 năm qua BAT vinh dự có mặt trong danh sách danh giá này (2017, 2018, 2021 và 2022).
Anh công bố Sáng kiến gây quỹ trồng rừng ngập mặn tại Sóc Trăng
Kinhtedothi - "Với 112.000 đồng, chúng ta có thể cùng trồng thêm một cây Mấm, cây Bần để phủ xanh bãi bồi, giúp bảo vệ hơn 7.000 người dân Vĩnh Châu, Sóc Trăng."
Ra mắt cuốn sách “Những người bạn trong khu rừng ngập mặn”
Kinhtedothi - Sáng 30/3, tại Hà Nội, nhóm Hà Nội xanh – gồm các bạn nhỏ hoạt động vì môi trường, đã tổ chức ra mắt cuốn sách “Những người bạn trong khu rừng ngập mặn”.
BAT nằm trong “Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững” năm 2023
Kinhtedothi- Ngày 29/6, British American Tobacco (BAT) Việt Nam được vinh danh trong “Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2023” tại Lễ công bố Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2023 do tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.