Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bệnh thủy đậu vào mùa: Phụ huynh chớ chủ quan

Kinhtedothi - Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm thường xuất hiện dịch bệnh thủy đậu (dân gian gọi trái rạ) ở trẻ em.

Đây là bệnh truyền nhiễm nhưng lành tính, không có triệu chứng nặng nề, tuy nhiên rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc phỏng nước, có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não.... nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Biến chứng khó lường của bệnh thủy đậu

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, một trong những trường hợp bệnh thủy đậu gây biến chứng ở trẻ sơ sinh điển hình mà Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện đã tiếp nhận gần đây là bé Đ.H. (27 ngày tuổi, Bắc Giang).

Khi mẹ vừa sinh bé được 5 ngày, mẹ bị lây nhiễm thủy đậu từ con gái lớn (7 tuổi) do không có biện pháp cách ly an toàn, sau đó, mẹ lại tiếp tục chủ quan không cách ly với bé Đ.H. và lây cho con khi bé được 14 ngày tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo – Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám cho bệnh nhi.

Lúc này, da trẻ xuất hiện các tổn thương dạng nốt phỏng ở da đầu, rồi lan ra toàn thân, liên tục có các cơn sốt 38.5 độ, kèm theo ho nhiều, thở mệt. Trẻ được chẩn đoán viêm phổi trên bệnh nhân thủy đậu, điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh 4 ngày, tuy nhiên tình trạng suy hô hấp ngày càng tăng. Ngày 20/3, Đ.H. được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thăm khám, thực hiện siêu âm, chụp X-quang phổi, xét nghiệm máu và tiến hành điều trị theo phác đồ bệnh thủy đậu. Sau 7 ngày, trẻ dần hồi phục, các nốt ban phỏng nước đã khô và đóng vảy, viêm phổi được kiểm soát.

Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo – Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh khi mắc thủy đậu rất dễ gặp những biến chứng khó lường.

Vì vậy, việc cha mẹ nhận biết được biểu hiện bệnh sớm, theo dõi dấu hiệu trở nặng để đưa con đến cơ sở y tế điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết”.

Bệnh thủy đậu (Chickenpox) là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus Varicella Zoster (VZV) gây nên. Thủy đậu xảy ra chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành tính.

Ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nội tạng như viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn tới tử vong.

Giai đoạn tiền triệu chứng thường kéo dài 1-2 ngày trước khi xuất hiện ban. Người bệnh mệt mỏi, sốt từ 37,8°-39,4°C.

Ban trên da xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra tất cả các vùng khác trên cơ thể.

Ban lúc đầu có dạng dát sẩn, tiến triển đến phỏng nước trong vòng vài giờ đến một vài ngày; Phần lớn các nốt phỏng có kích thước nhỏ 5-10 mm, có vùng viền đỏ xung quanh. Các tổn thương da có dạng tròn hoặc bầu dục; vùng giữa vết phỏng dần trở nên lõm khi quá trình thoái triển của tổn thương bắt đầu.

Các nốt phỏng ban đầu có dịch trong, dạng giọt sương, sau đó, dịch trở nên đục; nốt phỏng bị vỡ hoặc thoái triển, đóng vảy; vảy rụng sau 1 đến 2 tuần, để lại một sẹo lõm nông.

Ban xuất hiện từng đợt liên tiếp trong 2-4 ngày; trên mỗi vùng da có thể có mặt tất cả các giai đoạn của ban – dát sẩn, phỏng nước và vảy.

Virus thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp. Nguồn lây lớn nhất là người bị thủy đậu; người bệnh có khả năng lây cho người khác khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện ban, trong giai đoạn phát ban (thường kéo dài 4-5 ngày), và cho đến khi ban đóng vảy.

Cách phòng bệnh

Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền; tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi đi học.

Theo chuyên gia, vaccine thủy đậu là vaccine sống giảm độc lực, được chỉ định cho tất cả trẻ em trên 1 tuổi (cho tới 12 tuổi) chưa mắc thủy đậu và người lớn chưa có kháng thể với Herpes zoster.

Vaccine thủy đậu có tính an toàn và hiệu quả cao.

Trẻ em cần được tiêm một liều vaccine và người lớn được tiêm hai liều. Một số trường hợp có thể có thủy đậu sau tiêm phòng.

Tiêm vaccine là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng bệnh thủy đậu cho trẻ.

Không tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ suy giảm miễn dịch nặng (trẻ nhiễm HIV có triệu chứng). Tránh tiếp xúc người bệnh bị thủy đậu hoặc Zona. Vệ sinh cá nhân. Tiêm vaccine là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng bệnh thủy đậu cho trẻ.

Khi trẻ có triệu chứng sốt, phát ban phỏng nước, gia đình nên cách ly con không tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh lây nhiễm. Phòng thông thoáng, sạch sẽ, có ánh nắng mặt trời.

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt thành phần paracetamol 10-15mg/kg cách 4-6 giờ/ lần, kết hợp chườm ấm. Lưu ý khi chườm ấm cho trẻ thủy đậu, cần dùng nước ấm tan giá (không quá ấm nóng) để tránh gây vỡ, bỏng rát các phỏng nước trên cơ thể.

Nếu con có các biểu hiện ho nhiều, khó thở, mệt mỏi, li bì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Hiện nay, vẫn có nhiều người quan niệm mắc bệnh thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió nên không tắm cho con. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa đúng, khi trẻ mắc thủy đậu cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, chăm sóc da đúng cách để tránh nhiễm khuẩn khiến tình trạng của trẻ càng nặng hơn:

Vệ sinh mắt mũi, răng miệng nhẹ nhàng cho con hàng ngày từ 2-3 lần bằng nước muối 0,9% vì thủy đậu có thể mọc trong miệng, nếu không vệ sinh có thể gây bội nhiễm.

Tắm cho con bằng nước ấm đun sôi để nguội (hạn chế dùng xà phòng tránh gây viêm nhiễm khi xà phòng đọng lại ở các nốt bong tróc). Cho trẻ vào chậu nước, lấy tay té nước lên người nhẹ nhàng, dùng khăn xô mềm vỗ nhẹ lên các vùng da để làm sạch, không cọ xát mạnh gây vỡ nốt phỏng.

Sau khi tắm xong dùng khăn xô hoặc khăn loại chất cotton dễ thấm, thấm  nhẹ nhàng toàn thân, mặc quần áo thoáng mát và có thể bôi xanh methylen, để sát khuẩn. Thường xuyên cắt móng tay cho con để trẻ không gãi mạnh làm vỡ các nốt thủy đậu, gây nhiễm trùng.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con, không ăn kiêng, nếu trẻ đau miệng có thể cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, uống sữa, ăn cháo.

Nếu trẻ đang bú mẹ, vẫn cho con bú bình thường. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Không chủ quan với bệnh thủy đậu

Không chủ quan với bệnh thủy đậu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

18/01/2025 | 07:50

Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Trước đó, Bộ Y tế ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết và mùa lễ hội năm 2025.

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

13/01/2025 | 13:30

Kinhtedothi - Ngày 13/1, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn TP ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã,; tăng 19 trường hợp so với tuần trước.

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

12/01/2025 | 21:57

Kinhtedothi - Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp chào đón năm mới 2025, Trung tâm HTSS IVF Hồng Ngọc đang triển khai chương trình lì xì năm mới với hàng ngàn voucher ưu đãi hấp dẫn, cao nhất giảm đến 30 triệu đồng.

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

11/01/2025 | 22:11

Kinhtedothi - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tỉnh, thành miền Bắc thời tiết rét đậm về đêm. Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ rét đậm, vùng núi cao đề phòng băng giá và sương muối. Dự báo thời gian tới, nhiều đợt không khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ