Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ GD&ĐT: Không cộng điểm cho học sinh giỏi cấp tỉnh,TP trong tuyển sinh lớp 10

Kinhtedothi – Theo Quy chế tuyển sinh hiện hành, học sinh có giải tại kỳ thi Học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh,TP không được hưởng bất cứ ưu tiên nào khi tuyển sinh vào lớp 10. Đây là khẳng định của Bộ GD&ĐT trước thắc mắc về cơ chế ưu tiên cho HSG tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10.

Tranh cãi về cơ chế ưu tiên cho học sinh giỏi TP

“Nên có cơ chế ưu tiên HSG cấp tỉnh, TP hay không?” là vấn đề gây tranh cãi suốt nhiều năm qua.

Dưới góc nhìn của nhà quản lý giáo dục, hiệu trưởng các nhà trường, giáo viên ôn luyện đội tuyển, học sinh đi thi và phụ huynh có con đi thi, đa phần ý kiến cho rằng: “Việc có cơ chế ưu tiên đối với học sinh đạt giải Nhất hoặc học sinh đạt giải cao các môn văn hóa tại kỳ thi HSG cấp tỉnh, TP lớp 9 là điều nên làm và sớm thực hiện”.

HSG cấp tỉnh/TP không được hưởng ưu tiên tại kỳ thi lớp 10
HSG cấp tỉnh/TP không được hưởng ưu tiên tại kỳ thi lớp 10

Lý do đưa ra, trước hết bởi công tác đào tạo học sinh mũi nhọn cấp THPT thực sự phải được tạo nguồn từ cấp THCS. Thứ nữa, học sinh tham gia thi HSG cấp tỉnh, TP đều là những học sinh ưu tú; có ý thức học tập, rèn luyện tốt; được phát hiện bồi dưỡng từ sớm lại bỏ nhiều thời gian tập trung ôn luyện; công tác tổ chức thi nghiêm túc, bài bản. Vì thế, việc cộng điểm cho các em là hoàn toàn xứng đáng.

Theo nhiều nhà sư phạm, nhà quản lý, hiện có sự không công bằng giữa trường THPT chuyên trực thuộc tỉnh, TP và trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học. Cụ thể, trường chuyên thuộc tỉnh, TP không được phép ưu tiên học sinh đạt giải Nhất HSG cấp tỉnh, TP nhưng trường THPT chuyên trực thuộc đại học lại được tuyển thẳng (khoảng 10% chỉ tiêu) với học sinh đạt giải Nhất HSG cấp tỉnh, TP.

“Hàng năm, trường chúng tôi mất một lượng không nhỏ học sinh đạt giải Nhất HSG TP môn Khoa học tự nhiên vào các trường chuyên trực thuộc đại học”, hiệu trưởng một trường THPT chuyên tại Hà Nội nêu thực tế.

Đó là chưa kể, không ít trường THPT tư thục, trường quốc tế, trường THPT công lập tự chủ tại chính có nhiều chính sách đãi ngộ tốt, trải thảm đỏ mời học sinh giỏi.

Từng có cô giáo dạy trường chuyên với kinh nghiệm lâu năm trong tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển HSG chia sẻ: “Mời học sinh vào đội tuyển HSG quá khó vì hiện học sinh có năng lực cũng không mặn mà việc vào đội tuyển. Thậm chí các em thích sinh hoạt ở các CLB ngoại khóa hơn là ôn thi. Một trong các nguyên nhân là bởi, đi thi HSG có được giải cũng không có ưu tiên gì, vậy không ôn, không thi cho đỡ mất thời gian!”.

Từ thực trạng trên, giáo viên, học sinh, phụ huynh ở một số địa phương trên cả nước, trong đó có Hà Nội đã nhiều lần kiến nghị lên Bộ GD&ĐT về việc cần có cơ chế ưu tiên đối với học sinh đạt giải cao tại các kỳ thi HSG cấp TP lớp 9 trong kỳ tuyển sinh lớp 10, mục đích để tăng tính động viên, khuyến khích các em.

Là phụ huynh có con thi HSG cấp TP, chị Thùy Vân cho hay: “Học sinh được chọn vào đội tuyển của từng môn để ôn thi HSG đều là những bạn nhận thức tốt và rất nề nếp. Đa số các con được ôn luyện nhiều năm liền để thi cấp quận, sau đó lớp 9 sẽ ôn thi HSG cấp tỉnh, TP. Trước mỗi đợt thi, các con phải bỏ các môn còn lại để tập trung ôn thi HSG, thi xong mới quay ra ôn 3 môn để thi vào lớp 10. Các con học vất vả và thực sự rất nghiêm túc; do vậy, việc cộng điểm ưu tiên với học sinh có giải HSG là hoàn toàn hợp lý và cũng tạo động lực cho cô và trò cố gắng trong giai đoạn ôn thi”.

Ngược lại, có phụ huynh cho rằng, học sinh đạt giải tại kỳ thi HSG cấp tỉnh, TP vốn là HSG rồi, tại sao lại ưu tiên? Kỳ thi HSG là sân chơi trí tuệ, thi để khẳng định năng lực, được ôn luyện, được trải nghiệm và phát triển bản thân chứ không phải thi để được ưu tiên hay cộng điểm.

“Thi HSG là 1 bước để thử sức với kỳ thi chuyên vì khi ôn thi HSG là các con cũng được ôn môn chuyên; ôn thi HSG chỉ được chứ không mất gì.  Hơn nữa, ôn và thi HSG cũng gói gọn ở học kỳ 1 lớp 9; các con còn kỳ 2 ôn thi vào lớp 10. Theo tôi, việc ưu tiên hay cộng điểm thi cho HSG là không cần thiết”, phụ huynh Minh Phạm bày tỏ.

Hiện không có cơ chế ưu tiên cho HSG cấp tỉnh, TP

Xung quanh thông tư quy định về các đối tượng tuyển thẳng, ưu tiên tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Bộ GD&ĐT cho hay, một trong những căn cứ rất quan trọng được Bộ GD&ĐT đưa ra để xây dựng thông tư cũng như xin ý kiến ban hành thông tư theo đúng quy trình của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là làm sao đảm bảo được sự công bằng nhất đối với tất cả các em học sinh.

Những đối tượng được tuyển thẳng đều là những đối tượng chính sách cần có sự ưu tiên để tạo điều kiện cho các đối tượng đó có thể tiếp tục học tập ở cấp phổ thông. Ngoài ra, một phần ưu tiên dành cho các em học sinh đã tham gia các giải quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và Cuộc thi KHKT.

Quy chế tuyển sinh quy định rõ các đối tượng được tuyển thẳng, ưu tiên
Quy chế tuyển sinh quy định rõ các đối tượng được tuyển thẳng, ưu tiên

Điều này có nghĩa, những thí sinh có giải HSG cấp tỉnh, cấp TP không được hưởng bất cứ ưu tiên nào tại kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện nay.

Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học – Bộ GD&ĐT Nguyễn Xuân Thành phân tích rõ: Trước hết, Bộ chỉ có quy chế thi HSG quốc gia dành cho học sinh THPT, không có quy định thi học sinh giỏi cấp THCS, cũng không có trường chuyên cấp THCS.

Chúng ta cần thấy rằng giải HSG thì xét theo từng môn, trong khi tuyển sinh lớp 10 gồm nhiều môn. Một học sinh THCS giỏi Toán, cần được khuyến khích phát triển môn này, nhưng không đồng nghĩa bỏ môn khác. Bởi như vậy, các em có thể bỏ lỡ cơ hội để biết mình có năng lực ở các môn khác hay không.

Chưa kể, nếu tuyển thẳng HSG cấp tỉnh, các em chỉ tập trung môn đó từ lớp 7, lớp 8, bỏ qua các môn khoa học tự nhiên, xã hội, không biết những môn này hay ra sao, dẫn đến chọn các môn học ở cấp THPT không phù hợp.

Vì vậy, các chính sách cấp THCS hướng tới việc phát triển toàn diện năng lực, kiến thức nền tảng. Đây cũng là lý do không có trường chuyên ở bậc THCS.

“Trước kiến nghị của các địa phương về việc cộng điểm ưu tiên, Bộ sẽ nghiên cứu, đánh giá cụ thể và tính đến những yếu tố ghi nhận kết quả của học sinh một cách bền vững, giúp các em học thật, hình thành năng lực thật”, Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cho biết.

 

Hiện tại, Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành văn bản tuyển sinh liên quan đến công tác tuyển sinh của TP theo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT.

Về kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện công tác tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, trong đó có việc áp dụng quy chế tuyển sinh được ban hành năm 2019 tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN – BGDĐT. Trong quy chế này không có nội dung liên quan đến điểm khuyến khích.

Quy chế tuyển sinh mới 2019 quy định rất rõ về điểm cộng dành cho các đối tượng tham gia tuyển sinh. Điểm cộng này chỉ áp dụng cho các nhóm ưu tiên thuộc các đối tượng chính sách (con thương binh, con liệt sỹ…), không có điểm khuyến khích với HSG.

Quy chế tuyển sinh cũng quy định rõ các đối tượng được tuyển thẳng không có đối tượng đạt giải tại kỳ thi HSG cấp tỉnh, TP mà chỉ áp dụng với học sinh đạt giải cấp quốc gia về văn hóa, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật…

 

Hà Nội: Giải pháp giảm áp lực cho học sinh tại kỳ thi lớp 10

Hà Nội: Giải pháp giảm áp lực cho học sinh tại kỳ thi lớp 10

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường THCS vẫn được kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6

Trường THCS vẫn được kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6

10/01/2025 | 12:02

Kinhtedothi- Liên quan đến quy chế tuyển sinh THCS, Bộ GD&ĐT cho biết, khi thực hiện xét tuyển lớp 6, nếu số lượng học sinh đáp ứng tiêu chí vẫn vượt so với chỉ tiêu được giao thì nhà trường sẽ xây dựng tiêu chí xét tuyển riêng, trong đó có bài kiểm tra, đánh giá năng lực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ