Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bỏ nghề ốp đá, chàng trai về quê nuôi lươn lãi trăm triệu đồng mỗi năm

Đang làm nghề đá ốp lát, chàng thanh niên (quyết định bỏ ngang, về quê ở  Thanh Hóa xây bể nuôi lươn. Sau một thời gian miệt mài, chịu khó đến nay mô hình của anh đã mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Đang làm nghề đá ốp lát, chàng thanh niên (quyết định bỏ ngang, về quê ở Thanh Hóa xây bể nuôi lươn. Sau một thời gian miệt mài, chịu khó đến nay mô hình của anh đã mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Đến xã Đông Phú, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hỏi thăm trại nuôi lươn không bùn của anh Lê Văn Đông (28 tuổi) thì không ai không biết - bởi mô hình của anh được xem là một điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương.

Mô hình nuôi lươn không bùn của chàng thanh niên Lê Văn Đông (ở xã Đông Phú, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: Minh Hoàng

Chia sẻ về cái duyên đến với nghề nuôi lươn, anh Lê Văn Đông cho biết, công việc đến với anh rất tình cờ. Cụ thể, cách đây vài năm, khi đang làm thợ ốp lát đá, anh tình cờ được thăm quan một mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng ở tỉnh Vĩnh Long mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đầu năm 2020, sau khi về quê, anh gom toàn bộ số vốn mình có và vay mượn thêm được khoảng hơn 300 triệu đồng. Có vốn ban đầu, anh vào Vĩnh Long học cách nuôi lươn. Trải qua 3 tháng học nghề, anh về quê san lấp mặt bằng trên chính khu đất của gia đình và xây dựng hơn 10 bể xi măng, nuôi thử nghiệm hơn 2.000 con lươn giống.

Nhờ mô hình nuôi lươn, giúp anh Lê Văn Đông thu lời hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Minh Hoàng

Thật may mắn, ngay lứa lươn đầu tiên đã mang lại kết quả tốt, xuất bán được khoảng 4 tấn, do lươn bán được giá cao nên giúp anh thu lời khoảng hơn 150 triệu đồng.

Thấy công việc thuận lợi, anh Đông dốc toàn bộ vốn liếng, tiền lời đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại lên 30 bể xi măng. Ngoài ra, anh nhận liên kết cùng 5 trại nuôi lươn tại địa phương. Đến nay, riêng sản lượng lươn của anh nuôi đã đạt khoảng 10 tấn/năm, sản lượng của các trại nuôi vệ tinh đạt khoảng 20 tấn/năm. Nhờ nuôi lươn, mỗi năm anh thu lời khoảng từ 300 đến 500 triệu đồng.

Theo anh Đông, để có thành quả như ngày hôm nay, anh đã phải bỏ ra rất nhiều công sức trong nhiều năm để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

“Nuôi lươn không bùn nói là dễ cũng đúng, khó cũng đúng, bởi dễ với những người đã có kinh nghiệm, còn khó là rất khó đối với người mới nuôi. Nuôi lươn không bùn thường dễ bị nhiễm khuẩn, bị các bệnh ngoài da và đường ruột. Nguyên nhân của các bệnh này chủ yếu là do nguồn nước. Nếu không biết được việc này sẽ dẫn tới lươn bị bệnh triền miên, thậm chí bị chết. Do đó vấn đề đảm bảo nguồn nước cho lươn là điều kiện gần như tiên quyết”- anh Đông cho hay.

Những con lươn giống phát triển khỏe mạnh trong trang trại của anh Đông. Ảnh: Minh Hoàng

Cũng theo anh Đông, hiện nay giá lươn thương phẩm của gia đình anh bán ra thị trường dao động từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh.

Theo đại diện lãnh đạo UBND xã Đông Phú, huyện Đông Sơn, trang trại nuôi lươn không bùn của gia đình anh Đông là một mô hình mới. Sau khi nắm bắt được mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, địa phương đã khuyến khích, tuyên truyền rộng rãi đến bà con nhân dân đến tham quan, học tập và nhân rộng mô hình này.

“Thậm chí, nếu phát triển và nhân rộng được mô hình này, có thể tạo thành làng nghề và cho ra các sản phẩm đặc trưng của địa phương” - đại diện lãnh đạo xã Đông Phú chia sẻ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

28/12/2024 | 20:23

Kinhtedothi - Năm 2025, những nhà khởi nghiệp (start-up) cần chú trọng tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp giữa thị trường ngách (niche market) và thị trường đại chúng (mass market) để tránh rơi vào những rủi ro không đáng có trong bối cảnh chi tiêu theo hướng bền vững của nước ta hiện nay.

Hà Nội: độc đáo ống hút từ rau củ thân thiện với môi trường

Hà Nội: độc đáo ống hút từ rau củ thân thiện với môi trường

22/12/2024 | 19:52

Kinhtedothi -Trước vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa ngày một nhức nhối, anh Lê Văn Tám - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp sông Hồng (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã dành nhiều năm nghiên cứu, chế tạo ra những chiếc ống hút từ nguyên liệu chính là bột rau, củ.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tại Techfest Vĩnh Phúc 2024

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tại Techfest Vĩnh Phúc 2024

03/12/2024 | 10:36

Kinhtedothi - Với chủ đề “Vĩnh Phúc - Tiên phong sáng tạo, khát vọng đổi mới”, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ II (Techfest Vĩnh Phúc 2024) dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 12/2024.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ