Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ TN&MT họp báo thường kỳ quý III: Nhiều vấn đề nóng được quan tâm

Kinhtedothi - Sáng 14/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành chủ trì buổi Họp báo thường kỳ quý III, năm 2019 nhằm thông tin tới các cơ quan thông tấn, báo chí về những kết quả mà Bộ TN&MT đã đạt được trong 9 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2019; đồng thời thông tin nhiều vấn đề được dư luận cả nước quan tâm trong thời gian gần đây về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Bộ TN&MT cho biết, trong 9 tháng đầu năm, Bộ đã hoàn thành đạt được nhiều kết quả khả quan. Bộ đang tích cực triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển lĩnh vực viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040”; thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ TN&MT; lĩnh vực cải cách hành chính.
Toàn cảnh buổi họp báo.

Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, 9 tháng qua, Bộ TN&MT đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đúng hạn 24 văn bản, đề án, trong đó có 01 đề án vượt tiến độ; ban hành 16 Thông tư nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn đối với công tác quản lý tài nguyên và môi trường trước mắt và lâu dài.
Đồng thời, đã chủ động rà soát, đánh giá thực tiễn, đề xuất giải quyết, tháo gỡ nhiều điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực tài nguyên, đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng trưởng trở lại ở mức 2,68%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm tăng trưởng. Tiềm năng lợi thế về biển và hải đảo tiếp tục được phát huy cho phát triển, nhiều tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,… đang trở thành điểm sáng tăng trưởng mới của đất nước.
Bộ TN&MT cũng hoàn thành việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai của các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; triển khai kiểm kê toàn bộ quỹ đất lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác đo đạc, đăng ký, tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận lần đầu đạt trên 97,36% tổng diện tích các loại đất cần cấp. Rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa; điều tiết khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, thông minh nguồn nước phục vụ đa mục tiêu, giải quyết tình trạng hạn hán, giảm lũ và phát điện…
Cũng theo Thứ trưởng Lê Công Thành, Bộ TN&MT đã tập trung triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường. Tập trung hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn để tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường, thiết lập hàng rào kỹ thuật phòng ngừa công nghệ lạc hậu chuyển dịch vào Việt Nam khi các hiệp định thương mai tự do chính thức có hiệu lực. Chỉ đạo khai nhiều giải pháp đồng bộ về quản lý chất thải rắn, phát triển mô hình tái chế, đốt rác phát điện thay cho chôn lấp. Đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ của toàn xã hội trong giảm thiểu rác thải nhựa.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng dự báo, góp phần giảm thiệt hại về người và vật chất do thiên tai gây ra trong 5 cơn bão vừa qua đổ bộ vào nước ta. Bộ triển khai Đề án hiện đại hóa mạng lưới độ cao quốc gia tại một số thành phố lớn và khu vực ven biển; hoàn chỉnh Hệ quy chiếu, hệ tọa độ quốc gia Việt Nam, hệ tọa độ quốc gia 3D;... Thực hiện tốt việc giám sát một số vùng biển, đảo trọng điểm xa bờ bằng công nghệ viễn thám; hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu và siêu dữ liệu viễn thám quốc gia.
“Đặc biệt, Bộ TN&MT là một trong các Bộ ngành đi đầu ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường Phiên bản 1.0; hoàn thành triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa của Bộ”, Thứ trưởng nêu rõ. Đến nay, Bộ đã hoàn thành và đưa vào triển khai 114 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, trong đó có 92 dịch vụ công đạt mức độ 3, 22 dịch vụ công đạt mức độ 4, đạt 14,3%.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại hạn chế như tình trạng chồng chéo trong chính sách pháp luật, suy thoái ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí tại các TP lớn đang có xu hướng gia tăng.
Về các nhiệm vụ sẽ triển khai trong 3 tháng cuối năm, lãnh đạo Bộ TN&MT cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế tập trung sửa đổi luật đất đai và luật bảo vệ môi trường, các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng trong chương trình xây dựng ban hành văn bản của pháp luật năm 2019; tập trung chỉ đạo nhằm chuyển biến mạnh mẽ trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; phát huy nguồn lực tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu để cùng cả nước hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tại cuộc họp báo, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT đã trả lời nhiều câu hỏi được báo chí và dư luận quan tâm như giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; giải pháp với các địa phương để bảo vệ nguồn nước ngầm; những khuyến cáo với người dân trước tình trạng nguồn nước ở phía Tây Hà Nội có mùi lạ từ ngày 8/10; quan điểm trong xử lý các mỏ than vi phạm; vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt ở các đô thị; Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Khu sinh thái Tam Đảo 2 được thực hiện như thế nào?...
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh, các phóng viên, nhà báo đã đặt nhiều câu hỏi thể hiện sự quan tâm toàn diện đối với các lĩnh vực mà Bộ TN&MT quản lý. Thứ trưởng hi vọng, thời gian tới sự hợp tác, chia sẻ giữa các cơ quan thông tấn, báo chí với Bộ TN&MT sẽ tiếp tục được củng cố, khăng khít hơn nữa nhằm mang đến cho người dân, doanh nghiệp những hiểu biết, kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ