Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Việc của mình đừng đổ cho người khác”

Kinhtedothi - Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại hội nghị triển khai Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học, sáng nay (6/1).

Chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu tập trung làm rõ một số nội dung căn bản, mang tính đột phá cũng như nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, nhà trường.
“Chúng ta đến đây không bàn tính khả thi hay nội dung khác của luật, cần trập trung vào các nội dung trọng tâm để triển khai” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: ''Tránh tình trạng vấn đề của mình cứ đi đổ cho người khác''. Ảnh: Bảo Thắng 
Theo đó, các chế định được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu tâm là việc thành lập trường, liên kết trường, các điều kiện để trở thành đại học.
Nội dung được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đặc biệt lưu ý chính là tính tự chủ trong nhà trường. Điển hình là quá trình thành lập, hoạt động và quản lý liên quan hội đồng trường. Bộ trưởng đặt câu hỏi: “Cơ quan chủ quản có trách nhiệm như nào với hội đồng trường?”, và để nâng cao tính tự chủ thì phải tránh can thiệp thái quá vào mọi hoạt động của hội đồng trường.
“Tới đây phân công trách nhiệm như nào? Các bên cần làm gì? Ví dụ Bộ GD&ĐT cần tập trung công tác quản lý Nhà nước, không can thiệp hành chính sâu, rộng vào các nhà trường. Ngoài ra, các cơ quan liên quan cùng vào cuộc theo phân công, Bộ GD&ĐT là đầu mối” - ông Nhạ nói.
Phân tích, chỉ đạo kỹ về tính tự chủ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dặn dò: “Tránh tình trạng vấn đề của mình cứ đi đổ cho người khác. Do vậy, các cơ sở cần tổ chức hội nghị để quán triệt sâu trong nội bộ về Luật 34 cho từng giáo viên. Tự chủ đây là luật ngấm vào từng giáo viên, từng cán bộ, từng giáo sư, hiểu đúng theo từng vị trí, trách nhiệm”.
Cũng theo vị đứng đầu ngành giáo dục, nếu nhắc đến tính tự chủ hiểu là các trường đại học là chưa sâu, mà phải ngấm đến từng người, từng thành viên ở từng cơ sở, trường học.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT được giao nhiệm vụ làm rõ một số nội dung căn bản của nghị định hướng dẫn. Theo đó, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học đã nêu bật các nội dung, như việc thành lập hội đồng trường, thành lập, kiện toàn hội đồng trường đại học tư thục.
Đơn cử như việc phát triển trường đại học thành đại học, bà Phụng lưu ý các điều kiện mang tính quyết định, đó là các trường đã được đạt chuẩn chất lượng giáo dục đại học; có ít nhất 3 trường thuộc trường đại học được thành lập; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người.
Hay tại khối trường đại học tư thục, bà Phụng nhấn mạnh nội dung “hội nghị nhà đầu tư” hoặc câu chuyện góp vốn cũng được nhắc tới.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ