Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bứt phá nhờ chuyển đổi sản xuất

Kinhtedothi - Nhờ đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp từ diện tích cấy lúa hiệu quả kinh tế thấp sang mô hình kinh tế trang trại, vườn trại đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở huyện Quốc Oai.

 Công nhân làm việc trong trang trại chăn nuôi gà tại xã Cấn Hữu, Quốc Oai. Ảnh: Phương Nga
Nâng cao giá trị sản xuất
Là một huyện khó khăn của TP nhưng thời điểm này diện mạo nông thôn của huyện Quốc Oai đã có những đổi thay đáng kể. Có được kết quả đó một phần là nhờ chính sách ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện.

Đến nay, toàn huyện đã hoàn thành thẩm định và phê duyệt cho 16 xã vùng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, với tổng diện tích chuyển đổi là hơn 2.700ha. Huyện đã hình thành được các vùng chăn nuôi, sản xuất tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Điển hình như vùng chăn nuôi lợn, gà sinh học ở xã Cấn Hữu với diện tích 55,3ha; vùng chăn nuôi thủy sản tập trung ở xã Tuyết Nghĩa với 119ha; gà đồi Đông Yên; dự án lai tạo giống bò thịt BBB, bò sữa tại các xã trọng điểm chăn nuôi bò sữa, bò thịt trên địa bàn huyện; vùng trồng nhãn chín muộn Đại Thành… Các mô hình chuyển đổi đã cho hiệu quả cao gấp 4 – 5 lần so với cấy lúa.
Đơn cử, mô hình chuyển đổi như cây ăn quả ở Đại Thành, Yên Sơn… cho thu nhập bình quân 350 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng rau an toàn ở xã Nghĩa Hương, Sài Sơn, Tân Phú, Cộng Hòa… cho thu nhập trên 250 triệu đồng/ha/năm; chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở Cấn Hữu, Đông Yên cho giá trị thu nhập hàng năm trên 1 tỷ đồng/ha.

Trang trại của anh Nguyễn Văn Lâm, thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu là một trong những mô hình chuyển đổi hiệu quả. Hiện nay, trang trại của anh đang chăn nuôi 3 vạn gà đẻ trứng và 300 con lợn theo chuỗi khép kín. Ngoài mang lại hiệu quả kinh tế gia đình, trang trại còn tạo công ăn việc làm cho 6 lao động địa phương với mức lương 5 triệu đồng/tháng. “Nhờ chuyển đổi sang chăn nuôi mà kinh tế gia đình đã khá giả hơn, doanh thu của trang trại đạt trên 10 tỷ đồng/năm” – anh Lâm chia sẻ.

Hướng đi đúng

Trưởng Phòng Kinh tế huyện Quốc Oai Nguyễn Quang Thắm cho biết: Để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, huyện đã xây dựng quy hoạch căn cứ vào điều kiện thực tế và tập quán canh tác của từng vùng để định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Bên cạnh đó có nhiều chính sách ưu tiên cho vùng chuyển đổi phát triển.
Trong đó, huyện tập trung đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chuyển đổi. Toàn bộ hệ thống thủy lợi liên xã trên địa bàn huyện có phương án bảo vệ được phê duyệt, xây dựng phù hợp với quy hoạch, hệ thống giao thông nội đồng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

Nhờ thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp đã tăng giá trị sản xuất nông nghiệp huyện. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản năm 2017 đạt 1.453 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 1,66%/năm. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản tập trung tiếp tục phát triển, có 13 hộ chăn nuôi theo quy trình VietGAP.

Ông Thắm chia sẻ thêm, trong thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung triển khai các chương trình phát triển nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Ưu tiên phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện gắn với liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích cấy lúa chỉ còn khoảng 4.300ha, trong đó chủ yếu sản xuất lúa chất lượng cao. Ngoài ra, hình thành từ 6 – 7 khu sản xuất cây ăn quả chuyên canh có diện tích từ 50ha trở lên...
Hội Nhà báo TP Hà Nội vừa tổ chức cho đoàn phóng viên các cơ quan báo chí của TP Hà Nội đi thực tế viết bài theo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn huyện Quốc Oai. Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội Nguyễn Viêm Hoàng, chuyến đi thực tế nhằm cung cấp cho các phóng viên cái nhìn tổng thể về chương trình xây dựng NTM của huyện Quốc Oai, những điển hình trong sản xuất nông nghiệp, phát triển làng nghề; phát huy giá trị lịch sử, văn hóa trong xây dựng NTM…
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ