Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cà Mau cần hỗ trợ khẩn cấp 1.300 tỷ khắc phục sạt lở bờ biển

Kinhtedothi – Trước tình hình sạt lở đê biển nguy hiểm, mới đây UBND tỉnh Cà Mau đã kiến nghị với Trung ương hỗ trợ khẩn cấp 1.300 tỉ đồng cho tỉnh này thực hiện 3 dự án khắc phục 20,940 km bờ biển đang bị sạt lở đặc biệt nghiêm trọng.

Cà Mau là tỉnh duy nhất của cả nước có 3 mặt giáp biển, tổng chiều dài bờ biển hơn 250 km, dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu. Theo thống kê, riêng giai đoạn 2011- 2021, sạt lở làm mất khoảng 5.251 ha rừng ven biển, tương đương diện tích một xã của tỉnh.

84 km bờ biển đang bị sạt lở

Ngày 17/9, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư xem xét, đề xuất cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí khắc phục sạt lở bờ biển Đông với số tiền 1.300 tỉ đồng.

Theo thống kê của UBND tỉnh Cà Mau, hơn 10 năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, sụp lún nước biển dâng, cùng với các hình thái thời tiết cực đoan khiến cho bờ biển thuộc tỉnh này sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Hiện tổng chiều dài các đoạn bờ biển sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm khoảng 84 km. Trong đó, bờ biển Tây bị sạt lở nguy hiểm với chiều dài 22 km; bờ biển Đông gần 62 km.kiến nghị với Trung ương xin được hỗ trợ khẩn cấp.

Một đoạn đê biển Tây đang có nguy cơ sạt lở (Hoàng Nam)

Trong đó, 3 dự án để khắc phục gần 21 km đang sạt lở nguy cấp được sắp xếp thứ tự ưu tiên gồm: Dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở bờ biển Đông đoạn từ Hố Gùi đến Bồ Đề, chiều dài 7.556m, kinh phí khắc phục 400 tỉ đồng; Dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở bờ biển Đông đoạn từ Kiến Vàng đến Ông Tà, chiều dài 6.254m, kinh phí khắc phục 350 tỉ đồng; Dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở bờ biển Đông đoạn từ Kênh 5 Ô Rô đến Vàm Xoáy, chiều dài 7.130m, kinh phí khắc phục 550 tỉ đồng.

Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 24/8/2023 về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với các đoạn sạt lở đặc biệt nguy hiểm (06 dự án).

Theo UBND tỉnh Cà Mau, thời gian qua, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả do sạt lở gây ra. Tuy nhiên, do quy mô sạt lở quá lớn, tính chất phức tạp nên hiện còn rất nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng chưa được xử lý vì thiếu kinh phí. Ngoài ra, hiện nay tình hình sạt lở chưa có dấu hiệu dừng lại, các vụ sạt lở xảy ra liên tục nên nguy cơ rủi ro về tính mạng con người và tài sản luôn hiện hữu nếu không khắc phục kịp thời.

Cảnh báo triều cường

Trong khi hàng chục km bờ biển Cà Mau đang trong tình trạng sạt lở nguy hiểm, những ngày sắp tới địa phương này đang đối diện với nguy cơ triều cường. Theo đó thời gian mưa dông trùng sẽ với thời gian xuất hiện đỉnh triều cao.

Ngày 17/9, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, TP Cà Mau, theo chức năng, nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo về thời tiết, nhất là các tin cảnh báo về tình hình mưa lớn, kịp thời thông báo cho người dân biết để chủ động ứng phó; tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến cáo các biện pháp phòng tránh ngập gây thiệt hại tài sản, tài liệu của cơ quan, đơn vị, người dân.

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Cà Mau, thời tiết trong tỉnh có mưa rào nhiều nơi, rải rác mưa vừa và dông, có nơi mưa to đến rất to và có khả năng duy trì đến hết ngày 19/9/2024. Thời gian mưa dông trùng với thời gian xuất hiện đỉnh triều cao gây ngập cục bộ trên nhiều tuyến đường, vùng trũng thấp, ven sông nội ô TP Cà Mau.

Tỉnh Cà Mau đề nghị các đơn vị nhất là Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn kiểm tra hệ thống cống, đập, trạm bơm để tiêu thoát nước, ngăn triều cường, bảo vệ sản xuất; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, chỉ đạo xử lý, gia cố các vị trí sạt lở, có nguy cơ sạt lở đất để phòng tránh thiệt hại; tăng cường khuyến cáo, hướng dẫn người dân gia cố bờ bao, chống tràn, tránh thất thoát thủy sản nuôi, hoa màu, bảo vệ sản xuất; chỉ đạo hỗ trợ người dân thu hoạch, tiêu thụ lúa kịp thời, tránh để thiệt hại và thực hiện chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất do thiên tai đúng trình tự, thủ tục quy định (đối với các trường hợp đủ điều kiện hỗ trợ).

Yêu cầu UBND các huyện, thành phố có liên quan khẩn trương rà soát diện tích lúa đến thời điểm thu hoạch, nhu cầu máy gặt đập liên hợp, nhân công, thương lái tiêu thụ lúa tại từng địa bàn cụ thể, qua đó điều tiết phương tiện, nhân công, thương lái thu hoạch, thu mua lúa. Trường hợp cần thiết, báo cáo cấp ủy cùng cấp, huy động lực lượng dân quân tự vệ, đoàn viên, hội viên hỗ trợ người dân thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ kịp thời đối với diện tích lúa đến thời điểm thu hoạch nhưng bị ngập, đỗ ngã, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu các địa phương thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Chi cục Thủy lợi) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh.

Hàng chục ngàn hec ta rừng Cà Mau đang có nguy cơ cháy

Hàng chục ngàn hec ta rừng Cà Mau đang có nguy cơ cháy

Cà Mau: Nắng nóng kéo dài,  tái diễn tình trạng cua nuôi chết hàng loạt

Cà Mau: Nắng nóng kéo dài, tái diễn tình trạng cua nuôi chết hàng loạt

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chi tiết thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Chi tiết thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

24/01/2025 | 17:45

Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định thời tiết phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2025 (từ ngày 26 tháng Chạp đến mùng 5 Tết)

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ