Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cà Mau: Lực lượng chấp pháp sẽ sớm lập lại trật tự ngư trường biển

Kinhtedothi - Sau các vụ bạo lực trên biển, ngành chức năng tỉnh Cà Mau lập các đoàn tuần tra, kiểm soát ngư trường trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các khu vực tranh chấp. Tỉnh kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm, lập lại an ninh trật tự để ngư dân an tâm khai thác biển.

Các  lực lượng chấp pháp đang tiến hành kiểm tra các phương tiện đánh bắt trên vùng biển Cà Mau (ảnh Cảnh Sát biển)

Kiểm soát điểm nóng

Ngày 16/1, thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau cho biết, chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản hỏa tốc số 384/UBND-NNTN về việc chỉ đạo tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển của tỉnh này.

Theo đó, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với ngành chức năng lập đoàn tuần tra, kiểm soát tại các khu vực tranh chấp ngư trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây.

Đồng thời, khẩn trương điều động các tàu tuần tra, kiểm soát ra khu vực biển tranh chấp để nắm thông tin, tình hình. Kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Cùng với đó, xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng để xử lý các vấn liên quan đến việc tranh chấp ngư trường, quản lý khai thác nguồn lợi giống thủy sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Trong đó, lưu ý các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn trong công tác phối hợp giữa các lực lượng hiện nay, xử lý việc chiếm đóng ngư trường, tàu cá hoạt động sai vùng... hoàn thành trong tháng 1/2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện và đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra, xử lý dứt điểm các phương tiện thủy nội địa hoạt động trái phép, trong đó tập trung vào nhóm phương tiện thủy nội địa tại khu vực ven

Ngoài ra, giao Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ phương tiện ra vào cửa biển, kiên quyết không cho các phương tiện ra biển hoạt động nếu không đảm bảo các điều kiện theo quy định, đặc biệt là các phương tiện thủy nội địa.

Các lực lượng chấp pháp ra quân

Cũng trong ngày 16/1, Bộ tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đã triển khai các tổ công tác tiến hành làm việc với UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, để tiếp tục điều tra, xác minh và phối hợp xử lý các vụ tranh chấp ngư trường, làm mất an ninh, trật tự trên biển thuộc tỉnh Cà Mau nói riêng và vùng biển Tây Nam nói chung.

Đặc biệt, tại khu vực tranh chấp ngư trường, BTL Vùng Cảnh sát biển 4 đã triển khai lực lượng, phương tiện tàu, xuồng, phối hợp với lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát. Qua đó, chủ động phát hiện các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, nhất là khai thác sai vùng, bao chiếm ngư trường trái phép, cố ý gây thương tích, hủy tài sản của ngư dân do mâu thuẫn tranh chấp ngư trường.

Mặt khác, kết hợp tuyên truyền cho bà con ngư dân chấp hành nghiêm pháp luật khi hoạt động trên biển; kịp thời cung cấp thông tin cho lực lượng chức năng phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khi hoạt động trên biển.

Trước đó, qua nắm chắc địa bàn, BĐBP Cà Mau đã phát hiện có sự phát sinh thỏa thuận giữa nhóm tàu cào với tàu ốc bẫy mực, dần dẫn đến dấu hiệu chiếm ngư trường trái phép để trục lợi. Ngoài ra, trong quá trình chiếm ngư trường trái phép, các tàu cùng làm nghề ốc bẫy mực cũng mâu thuẫn với nhau. Thêm vào đó, đã xuất hiện các nhóm người sẵn sàng dùng vũ lực, hung khí trên biển để tranh giành ngư trường.

Bình yên sớm quay trở lại

Như báo Kinh tế và Đô thị thông tin trước đó, theo thống kê của ngành chức năng tỉnh Cà Mau, từ ngày 8/11/2023 đến 2/1/2024, đã xảy ra 13 vụ tàu cá của ngư dân bị tấn công bằng bom xăng, ná thun… khi hoạt động trên vùng biển Cà Mau. Qua đó, làm ảnh hưởng đến tài sản, sức khỏe của ngư dân và gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Gần đây nhất là vụ tàu cá CM-91296-TS của L.H.H giao cho L.T.T trực tiếp quản lý, sử dụng, thuê ông P làm thuyền trưởng (hành nghề ốc bẫy mực), trên tàu có 5 người.

Tàu cá bị cháy đêm 2/1/2024 (ảnh ngư dân cung cấp)

Ngày 2/1/2024, khi tàu cá đang neo đậu, thì có khoảng bốn đối tượng lạ mặt điều khiển vỏ lãi composite (một loại phương tiện đường thủy nội địa) đến, dùng chai thủy tinh chứa xăng, đốt ném qua tàu cá. Hậu quả, làm tàu cá bị cháy và chìm trên biển.
Sau đó, các đối tượng điều khiển vỏ chạy đi. Sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện U Minh đã tiếp nhận và chuyển vụ việc đến Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Cà Mau thụ lý, điều tra, làm rõ đối tượng. Theo Công an tỉnh Cà Mau, hiện tại, cơ quan chức năng đã xác định được các đối tượng vi phạm.
Công an huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Y Răn và một số bị can có liên quan. Đồng thời, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) cũng đã mời làm việc đối với ba đối tượng. Làm việc với cơ quan công an, bước đầu các đối tượng đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình.

Theo nhiều ngư dân ở huyện Trần Văn Thời và U Minh, với quyết tâm cao và kiên quyết của các lực lượng chức năng, vùng biển Tây Nam sẽ sớm trở lại bình yên. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân ra khơi bám biển.  

Cảnh sát biển quyết liệt xử lý tranh chấp ngư trường ở Cà Mau

Cảnh sát biển quyết liệt xử lý tranh chấp ngư trường ở Cà Mau

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

22/01/2025 | 09:27

Kinhtedothi - Trong thời gian qua, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng chủ động nắm bắt tình hình trên tuyến, địa bàn trọng điểm đồng thời chủ động trực tiếp đấu tranh phát hiện, triệt phá các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ