Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Các nhà giáo góp phần kiến tạo nhiều giá trị cao đẹp cho xã hội

Kinhtedothi - Chiều 19/11, Bộ GD&ĐT phối hợp Công đoàn giáo dục Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, trao Bằng khen cho 200 nhà giáo tiêu biểu trên toàn quốc. Đến dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: 200 nhà giáo là tấm gương tiêu biểu được lựa chọn từ hơn 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: 200 nhà giáo được biểu dương là tấm gương tiêu biểu được lựa chọn từ hơn 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước

Lễ tuyên dương, trao Bằng khen cho các nhà giáo tiêu biểu trên toàn quốc là hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh, ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo; từ đó, tạo niềm tin, sự hứng khởi, tinh thần đoàn kết, khơi dậy quyết tâm để hết lòng vì học sinh thân yêu.

Đồng thời, đây cũng là dịp để xã hội chia sẻ và đồng hành hơn với ngành giáo dục, cùng chung tay chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao tặng Bằng khen cho các nhà giáo tiêu biểu
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao tặng Bằng khen cho các nhà giáo tiêu biểu

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, biểu dương, cảm ơn 200 nhà giáo - những tấm gương tiêu biểu được lựa chọn từ hơn 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước và khẳng định, đây là những thầy cô giáo đã đạt được nhiều thành công trong giảng dạy, có cách làm sáng tạo trong triển khai chủ trương, đường lối và các quyết sách của ngành giáo dục suốt thời gian qua.

Trong đó, nhiều thầy, cô đã vượt khó vươn lên, bám trường, bám lớp, tình nguyện công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, đã dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Các thầy, cô đã mang hết tâm sức, trí tuệ của mình để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” cao cả.

Dù trong hoàn cảnh nào, các nhà giáo vẫn luôn giữ trọn đạo nghề, dành nhiều tâm sức cho sự nghiệp trồng người và kiến tạo nên các giá trị cao đẹp cho xã hội và cho cuộc sống. Đó vừa là quyết tâm, vừa là chỗ dựa để các thầy, cô theo được nghề và làm tốt sứ mệnh của mình.

Bộ trưởng cho biết, ngành GD&ĐT đang triển khai công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo một cách căn bản, toàn diện "xưa nay chưa từng có" đối với tất cả các cấp học từ mầm non tới đại học, trong đó, đang tập trung triển khai đổi mới sâu rộng đối với giáo dục phổ thông, cụ thể là triển khai Chương trình GDPT 2018.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, cần phải đảm bảo thực hiện nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, lực lượng nhà giáo có vai trò quyết định đến sự thành công của toàn bộ quá trình này.

Nhấn mạnh đổi mới vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nhà giáo, Bộ trưởng lưu ý, thách thức và cơ hội lớn nhất chính là đổi mới bản thân và vượt qua những giới hạn bản thân của mỗi thầy cô.

Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng: Sự nghiệp đổi mới giáo dục của đất nước bắt đầu bằng những chủ trương của Đảng, bằng thể chế, chính sách, các chỉ đạo, quy định nhưng từ chính sách đến thực tiễn luôn luôn còn một khoảng cách. Vì vậy, các thầy cô phải góp phần lan toả điều tâm đắc, điều đã làm và đã tích luỹ được đến với mọi người.

“Bộ GD&ĐT luôn xác định, phát triển đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng, là nền tảng bền vững, quyết định mọi thành công của giáo dục và đào tạo. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã, đang và sẽ cố gắng làm mọi việc, mọi biện pháp để có thể nâng cao vị thế, phát triển lực lượng nhà giáo cả về lượng và đặc biệt là về chất”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.

Đại diện 200 thầy cô tiêu biểu, nhà giáo Nguyễn Thành Nhân, giảng viên cao cấp tại Khoa Toán – Tin học, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh tâm sự : Một trong những điều đặc biệt nhất của nghề giáo chính là niềm vui và động lực thường không đến từ thành tích của cá nhân, mà đến từ thành công và sự trưởng thành của các thế hệ học trò. Bởi thế, vượt qua “chút chạnh lòng và trăn trở” về thu nhập khiêm tốn ở giai đoạn đầu làm nghề, đến nay, nhà giáo Nguyễn Thành Nhân thực sự hạnh phúc, nhất là khi nhận được những tin tốt về thành công của nhiều học trò.

“Tôi nhận ra, đấy là món quà vô giá, là giá trị và cũng là một đặc ân mà nghề giáo mang lại. Từ đó, tôi nguyện với lòng sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong sự nghiệp của mình, góp phần trải bước cho các thế hệ học trò tiếp theo, để hạnh phúc mãi còn tiếp nối...”, giảng viên trẻ trải lòng.

Được biết, sáng cùng ngày, 200 đại biểu là giáo viên tiêu biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trao giải Giải báo chí “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2023

Trao giải Giải báo chí “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2023

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường học Hà Nội tái thiết nền nếp ngay sau kỳ nghỉ Tết

Trường học Hà Nội tái thiết nền nếp ngay sau kỳ nghỉ Tết

03/02/2025 | 14:01

Kinhtedothi – Sáng nay (3/2), học sinh Hà Nội trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các nhà trường sẵn sàng đón học sinh với nhiều hoạt động khai Xuân bổ ích; đồng thời nhanh chóng tái thiết nền nếp lớp học bình thường trở lại.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ