Các quan chức Mỹ nỗ lực nối lại viện trợ cho Ukraine
Kinhtedothi - Theo Financial Times, một số nhà ngoại giao Mỹ đã kêu gọi Bộ Ngoại giao xem xét tạo ra ngoại lệ cho các chương trình hỗ trợ Ukraine sau khi Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh tạm dừng viện trợ đối với Kiev.
Theo các quan chức, lệnh của ông Trump có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực giáo dục, y tế và phát triển cơ sở hạ tầng tại Ukraine, trong khi viện trợ quân sự vẫn không bị gián đoạn.
Bộ trưởng Ngoại giao Marco Rubio, thay mặt Tổng thống, đã đưa ra chỉ thị vào thứ Sáu (ngày 24/1), yêu cầu tạm ngừng tất cả các khoản viện trợ nước ngoài mới trong 90 ngày. Các quan chức phụ trách hợp đồng và tài trợ từ Bộ Ngoại giao và USAID được lệnh ngay lập tức ngừng công việc cho đến khi có thông báo mới sau khi bộ trưởng hoàn tất việc đánh giá, theo nội dung một bức điện bị rò rỉ mà Financial Times trích dẫn.

Tính đến tối thứ Bảy, một số tổ chức tại Ukraine đã nhận được thông báo tạm dừng hoạt động cho đến khi có chỉ đạo tiếp theo. Tuy nhiên, văn phòng USAID tại Ukraine vẫn chưa thực hiện theo lệnh của ông Rubio và đang chờ hướng dẫn rõ ràng hơn từ Washington. Financial Times cho biết các nhà ngoại giao Mỹ đang vận động để viện trợ cho Kiev được tiếp tục và đang tìm cách thuyết phục ông Rubio thay đổi quyết định. Một email nội bộ gửi đến nhân viên USAID tại Ukraine vào thứ Bảy cho biết đã có những tín hiệu tích cực từ Washington, mặc dù chưa có quyết định cuối cùng.
Báo cáo của Financial Times nhấn mạnh việc đình chỉ viện trợ có thể làm gián đoạn các dự án quan trọng liên quan đến cơ sở hạ tầng, năng lượng và phát triển kinh tế của Ukraine. Tuy nhiên, một quan chức Ukraine xác nhận viện trợ quân sự cho Kiev vẫn duy trì và không nằm trong phạm vi của lệnh tạm dừng kéo dài 90 ngày này.
Tổng thống Trump đã công bố quyết định tạm dừng viện trợ phát triển nước ngoài vào thứ Hai, chỉ vài giờ sau khi nhậm chức. Quyết định này nhằm đánh giá mức độ hiệu quả và tính phù hợp của các chương trình viện trợ đối với các mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ. Những ngoại lệ duy nhất đối với lệnh đình chỉ này bao gồm tài trợ quân sự cho Israel và Ai Cập, cùng với viện trợ lương thực khẩn cấp. Ukraine không nằm trong danh sách ngoại lệ này.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, kể từ tháng 2/2022, Washington đã cung cấp hơn 65 tỷ USD viện trợ quân sự cho Kiev. Tuy nhiên, Tổng thống Trump tỏ ra hoài nghi về tính hiệu quả của khoản viện trợ này, cho rằng Ukraine đã nhận đủ và cần tìm kiếm giải pháp hòa bình với Nga. Chính quyền Trump đang đặt mục tiêu chấm dứt xung đột giữa Kiev và Moscow trong vòng 100 ngày và cảnh báo sẽ áp đặt thêm lệnh trừng phạt nếu Nga từ chối đàm phán. Mặc dù vẫn còn nghi ngờ về tính khả thi của khung thời gian này, Moscow đã bày tỏ sự sẵn sàng tham gia đàm phán.

Quốc gia châu Âu khẳng định quyết tâm ngăn chặn viện trợ đến Ukraine
Kinhtedothi - Slovakia sẽ phủ quyết bất kỳ khoản viện trợ nào cho Ukraine trong tương lai mà EU xem xét, Thủ tướng Robert Fico đã tuyên bố. Ông nhấn mạnh Bratislava sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả đối với các hành động được cho là thù địch từ Kiev.

Ukraine có thể mất hàng nghìn việc làm khi chính sách EU mới có hiệu lực
Kinhtedothi - Liên đoàn Người sử dụng lao động Ukraine đã cảnh báo hàng nghìn việc làm của Ukraine có thể bị đe dọa khi Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU, một loại thuế môi trường đối với hàng nhập khẩu có chứa lượng khí thải carbon cao, có hiệu lực vào năm 2026.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp ngắn với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
Kinhtedothi - Hai nhà Lãnh đạo khẳng định coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống, Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - Ukraine, mong muốn duy trì và thúc đẩy hợp tác song phương.