Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách kiểm tra chất lượng thực phẩm để tránh bị ngộ độc

Kinhtedothi - Một số nhà sản xuất thực phẩm thường sử dụng các chất phụ gia và hóa chất trong sản phẩm để hạ giá thành và kéo dài thời hạn sử dụng.

Hiện nay, trên thị trường đang phân phối nhiều loại thực phẩm khác nhau. Một số nhà sản xuất thực phẩm thường sử dụng các chất phụ gia và hóa chất trong sản phẩm để hạ giá thành và kéo dài thời hạn sử dụng. Hầu hết các loại phụ gia và hóa chất đều rất độc hại. Để bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng cần biết cách kiểm tra chất lượng thực phẩm. Một số mẹo đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt thực phẩm sạch và thực phẩm kém chất lượng để tránh bị ngộ độc.

1. Gạo trắng

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại gạo được làm giả bằng nhựa tổng hợp có màu sắc, hình dáng rất tự nhiên. Để kiểm tra, hãy lấy một nắm gạo và đốt nó dưới lửa. Nếu là gạo giả, chúng sẽ có mùi nhựa và khói đen.

2. Thịt gà:

Nếu thịt có màu vàng nhạt có nghĩa sản phẩm không tươi. Ức gà sống nên có màu hồng và không nên quá mềm. Hãy chú ý đến các sọc trắng và lớp mỡ dày trên ức gà. Điều đó có nghĩa là nông dân đã tiêm hormone tăng trưởng vào gia cầm và gà tăng cân quá nhanh. Thịt như vậy không tốt cho sức khỏe của bạn.

3. Trứng cá muối:

Trứng cá muối có giá thành khá cao. Do đó, nhiều nơi đã lợi dụng điều này để kiếm thêm nhiều lợi nhuận bằng cách sử dụng rong biển để làm giả chúng. Bạn có thể nhận biết trứng cá muối giả dễ dàng bằng cách đặt một ít trứng cá muối vào nước sôi. Nếu là trứng cá nguyên chất, protein sẽ đông lại và tạo thành những vòng trắng. Còn trứng cá giả sẽ tan trong nước.

4. Cá:

Bạn hãy mua những con cá đang còn bơi. Nếu mua cá chết thì phải kiểm tra cẩn thận. Bạn hãy nhìn bề ngoài của cá: phần da và phần mắt. Nếu cá còn nhớt bóng, mắt còn trong suốt, vảy cá không rời ra, mang còn hồng, khi bỏ vào nước cá chìm xuống thì đó là con cá tươi. Nếu bề ngoài cá có dịch dính, mắt lõm xuống, vảy cá dễ rơi ra, có màu nhợt nhạt, thịt cá không còn đàn hồi, bụng cá và hậu môn trương ra, bỏ vào nước cá nổi lên thì con cá đó đã bị ươn.

5. Thịt lợn:

Khi chọn thịt, bạn nên nhấn nó bằng ngón tay của bạn. Thịt tươi phải đủ đàn hồi để làm cho dấu vân tay của bạn biến mất. Cắt một miếng lớn làm đôi, nếu thịt sẫm màu nhưng có đường viền trắng, điều đó có nghĩa là thời hạn sử dụng của nó được kéo dài bằng các chất phụ gia. Bạn có thể lau khô bằng khăn giấy, thịt tươi không để lại quá nhiều độ ẩm trên khăn.

6. Trứng:

Trứng cũng có thể bị hỏng rất nhanh. Nếu muốn kiểm tra, bạn hãy làm theo cách sau. Thả trứng vào trong 1 ly nước lạnh trước khi sử dụng. Trứng thối sẽ nổi hẳn lên mặt nước, trứng cũ sẽ chìm phân nửa còn trứng tươi sẽ chìm hẳn xuống dưới đáy. Trứng cũ có thể sử dụng để nướng bánh, còn trứng hỏng thì tuyệt đối không nên sử dụng.

7. Bơ:

Bạn hãy cẩn thận với một số loại bơ có chứa dầu thực vật như dầu cọ. Bơ động vật (butter) được chế biến từ phần chất béo của sữa bò; trong khi bơ thực vật (margarine) là sản phẩm của các loại dầu tinh chế. Chính bởi bơ thực vật có giá thành rẻ hơn nên một số nhà sản xuất có thể dùng để đánh lừa người tiêu dùng.

Để phát hiện bơ giả, hãy đặt miếng bơ vào ly nước sôi. Nếu là bơ thật, nó sẽ nhanh chóng hòa tan trong nước và nổi váng lên bề mặt. Còn nếu là bơ giả, miếng bơ sẽ không tan và nổi lềnh đềnh trên mặt nước. Một cách đơn giản khác để kiểm tra đó là để bơ đông lạnh. Sau đó cắt nó bằng một con dao. Nếu cắt dễ dàng và các miếng bơ không bị dính dao thì đó là chính là bơ thật.

8. Phô mai:

Một số nhà sản xuất thường thêm bột nở, tinh bột vào để biến sữa đông thành phô mai đông đặc. Vì vậy, bạn cần lưu ý kiểm tra nó trước khi sử dụng. Hãy thêm vài giọt i-ốt vào miếng phô mai và khuấy đều lên. Nếu nó chuyển sang màu xám thì đó thực sự là sữa đông chất lượng kém, chứ không phải phô mai.

9. Sữa:

Hầu hết các Cty sữa thường bổ sung thêm sữa thông thường vào trong sản phẩm của họ. Sữa giả thường được pha chế bằng nước và các thành phần độc hại khác. Vì vậy, để phát hiện sữa giả, bạn có thể làm theo cách sau. Hãy trộn nó với nước lọc theo tỉ lệ 1:2. Nếu sữa có chất lượng tốt, váng sữa sẽ xuất hiện nhanh chóng chỉ trong 5-7 giây. Nếu là sữa giả, nó sẽ mất nhiều thời gian hơn.

10. Thạch trái cây:

Bạn hãy nhớ rằng, những loại thạch trái cây nguyên chất không bao giờ có màu sắc quá sặc sỡ và quá ngọt. Nếu nghi ngờ sản phẩm mua về là giả, bạn có thể kiểm tra bằng cách ngâm chúng vào nước ấm. Nếu chúng bị mất màu và hòa tan hoàn toàn trong nước thì có nghĩa nhà sản xuất đã thêm một số gelatin và màu nhuộm hóa học vào sản phẩm.

11. Mật ong:

Ngoài việc thêm đường cho có vị ngọt, các nhà sản xuất mật ong giả còn thêm phấn hoặc tinh bột để tăng trọng lượng. Để kiểm tra đó có phải là mật ong giả hay không, hãy hòa một muỗng mật ong trong nước, sau đó thêm vài giọt axit axetic vào. Nếu xuất hiện bong bóng nổi bên trên và mật ong không hòa tan trong nước thì đó là mật ong giả. Mật ong thật sẽ lắng xuống đáy, màu hòa tan trong cốc nước. Một cách nữa để phát hiện mật ong giả là thêm i-ốt. Nếu hỗn hợp trở nên tối màu thì đó chính là mật ong giả.

12. Sốt Mayonnaise:

Sốt Mayonnaise kém chất lượng chỉ bao gồm bột trứng, đôi khi còn sử dụng tinh bột và chất phụ gia, có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Một vài giọt i-ốt sẽ giúp bạn loại trừ được sốt Mayonnaise giả. Nếu thêm vài giọt iốt vào mà hỗn hợp trở nên tối màu thì đó chính là sốt Mayonnaise giả.

5 NGUYÊN TẮC KHI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Tay sạch: Rửa tay sạch trước khi sơ chế và nấu thực phẩm

Rửa sạch: Thực phẩm nên được rửa kỹ dưới vòi nước chảy. Bạn cũng có thể sử dụng nước rửa rau củ quả hoặc thuốc tím để rửa thực phẩm sạch hơn.

Bếp sạch: Giữ vệ sinh nhà bếp bằng cách lau bệ bếp với dung dịch vệ sinh hoặc javel, giặt giũ giẻ lau nhà bếp mỗi tuần với nước nóng và bột giặt.

Dụng cụ sạch: Dao thớt, máy xay, dụng cụ nhà bếp cần được rửa sạch với xà phòng hoặc nước rửa chén và để khô ráo.

Bàn ăn sạch: Bàn ăn nên được lau sạch trước và sau mỗi bữa ăn.

Thực phẩm giúp giảm lo

Thực phẩm giúp giảm lo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ