Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Theo thông báo của Bộ LĐTB&XH, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ dịp Tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/1/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 2/2/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục, gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 4 ngày nghỉ hàng tuần.

Người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương. Ảnh minh họa.

Bộ LĐTB&XH yêu cầu các cơ quan, đơn vị bố trí, sắp xếp các bộ phận ứng trực theo quy định và làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân. Trong đó, lưu ý cử cán bộ, công chức ứng trực xử lý những công việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra trong thời gian nghỉ Tết theo quy định.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có kế hoạch, biện pháp cụ thể, phù hợp; khuyến khích các đơn vị, DN, tổ chức, cá nhân tích cực, chủ động triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, kinh tế, xã hội bảo đảm ổn định cung cầu hàng hóa, dịch vụ, giá cả thị trường.

Theo Bộ LĐTB&XH, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục sẽ giúp người lao động có thời gian tái tạo sức lao động, kích cầu du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025, DN muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ thì phải được sự đồng ý của người lao động; trừ trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động năm 2019. Điều này được quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 107, Bộ luật Lao động năm 2019 và khoản 1, Điều 59 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

Về mức lương làm thêm giờ được quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau: vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương làm thêm giờ ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Như vậy, người lao động đi làm thêm ngày Tết được hưởng 400% lương (100% tiền lương ngày Tết có hưởng lương và 300% tiền lương làm thêm ngày Tết).

Nếu người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc nhận lương theo quy định thì còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ