Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước: Bao giờ đạt mục tiêu?

Kinhtedothi - Theo chương trình nghị sự, hôm nay (30/10), Quốc hội sẽ dành cả ngày để thực hiện giám sát tối cao chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2016.

Rõ ràng, vấn đề này chưa hề bớt “nóng”, khi mà bộ máy vẫn còn rất cồng kềnh, gánh nặng lớn ngân sách, tạo lực cản cho sức ì nền kinh tế.
Giảm… chưa đạt yêu cầu

Kết quả giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2016” của Quốc hội cho thấy, tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ T.Ư đến cấp huyện trong giai đoạn này có xu hướng giảm, đặc biệt là trong giai đoạn 2014 - 2016 với số lượng giảm trung bình mỗi năm khoảng hơn 4.000 biên chế. Năm 2014, cả nước có hơn 281.700 biên chế, thì sang đến 2017 chỉ còn hơn 269.000 biên chế. Tuy vậy, vẫn có 13/15 bộ, cơ quan ngang bộ dư biên chế tại các vụ, cục trực thuộc.

Cán bộ Sở KH&ĐT giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Ảnh:  Thanh Hải

Dù đã tích cực sắp xếp, điều chỉnh, song trong 5 năm (2011 - 2016), số đơn vị hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ vẫn tăng. Nếu như năm 2011 có 482 đơn vị thì năm 2016 có 510 đơn vị (tăng 28 đơn vị). Số đơn vị hành chính thuộc Tổng cục cũng tăng 822 đơn vị (từ 3.045 đơn vị năm 2011 lên 3.867 đơn vị năm 2016). Chưa kể, trong 5 năm có 29 Cục được thành lập, tăng thêm 180 Phòng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng biên chế.

Bên cạnh đó, tình trạng “lạm phát” cấp Phó, dù đã có những chấn chỉnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều nơi, từ các bộ, ngành đến địa phương vượt ngưỡng quy định. Tính đến thời điểm 31/12/2016, tại Bộ GTVT có Cục Quản lý xây dựng đường bộ (4 Phó), Cục Quản lý đường bộ cao tốc (4 Phó); Bộ Công Thương có Cục Công nghiệp địa phương, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Quản lý thị trường (4 Phó); Bộ Tài chính có một số vụ, đơn vị trực thuộc có số lượng Phó Vụ trưởng vượt quá quy định. Số lượng Phó Giám đốc Sở hoặc tương đương, Phó phòng cấp huyện ở một số địa phương vượt quá quy định của Chính phủ như: Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Thừa Thiên - Huế, Bạc Liêu...

Chờ quyết tâm mới

Không thể phủ nhận cố gắng của các cấp, các ngành trong thực hiện việc được cho là khó và nhạy cảm này. Tuy nhiên phải thẳng thắn thấy rằng, so với yêu cầu đặt ra còn rất nhiều hạn chế, tinh giản mới chỉ bước đầu đảm bảo về số lượng, trong khi mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn khá xa vời. Điều này thể hiện qua thống kê của Bộ Nội vụ, trong số hơn 24.000 người được tinh giản từ năm 2015 đến nay, có đến hơn 21.000 người nghỉ hưu trước tuổi. Như vậy, việc giảm đầu mối và giảm nhân sự thực hiện chưa hiệu quả, chưa loại ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức yếu kém, không có năng lực. Thực tế có quá nhiều đơn vị gặp tình trạng một người làm việc “gánh” 2 - 3 người ngồi chơi. Sở dĩ có tình trạng càng giảm càng phình là do tình trạng nể nang, lợi ích nhóm nên vô cùng khó để cắt giảm.

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, nhiều ĐB Quốc hội cũng bày tỏ sự sốt ruột khi mà kết quả tinh giản biên chế còn quá khiêm tốn so với mục tiêu, yêu cầu đề ra. ĐB Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) nói: Ai cũng thấy chủ trương, nghị quyết thì nhiều nhưng kết quả vẫn còn xa mong muốn, thậm chí có ý kiến cho rằng, càng giảm biên chế thì biên chế càng tăng. Nguyên nhân do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và đoàn thể về chủ trương tinh gọn bộ máy, giảm biên chế còn chưa đầy đủ, toàn diện. Nhiều người đứng đầu chưa thực sự gương mẫu, quyết tâm chính trị chưa cao dẫn đến việc tổ chức thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế thiếu đồng bộ, quyết liệt; còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lợi ích cục bộ.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay trước thềm Kỳ họp thứ 4, Ban Chấp hành T.Ư Đảng đã bàn thảo kỹ lưỡng và ban hành 2 Nghị quyết quan trọng về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị” và “Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập”. Những mục tiêu, giải pháp cụ thể đã được đưa ra, nhưng làm thế nào cho bộ máy thực sự tinh gọn, để đây không còn trở thành vấn đề “nóng” trên nghị trường bên cạnh bao nhiêu vấn đề quốc kế dân sinh khác, vẫn còn phải chờ quyết tâm của các cơ quan thực thi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

17/01/2025 | 09:20

Chia sẻ về mô hình giải quyết thủ tục hành chính “Phục vụ Nhân dân- vui Xuân đón Tết”, Trưởng Phòng Tư pháp Quận Hai Bà Trưng cho hay, dù rất vất vả nhưng trước sự ủng hộ, hài lòng của người dân từ dịp Tết năm ngoái, cán bộ công chức xác định tiếp tục không ngừng cố gắng...

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

09/01/2025 | 07:27

Kinhtedothi-Tròn 1 tuần từ khi hoạt động bộ máy chính quyền sau sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), các phường mới tại Quận Hai Bà Trưng phải giải quyết khối lượng công việc lớn hơn nhiều do số dân tăng cao, song thực tế chưa ghi nhận bất kỳ phản ánh hay phàn nàn, bức xúc của người dân...

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ