Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cấm đấu giá biển số 12 tháng đối với những trường hợp bỏ cọc

Kinhtedothi - Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, người trúng biển số xe không nộp hoặc nộp không đủ tiền sẽ bị cấm tham gia đấu giá 12 tháng.

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định, người trúng đấu giá biển số xe có nghĩa vụ nộp đủ tiền trong 30 ngày từ khi có thông báo kết quả. Tiền trúng đấu giá không bao gồm lệ phí đăng ký, cấp biển số xe.

Sau thời hạn nêu trên, người trúng đấu giá không nộp hoặc nộp không đủ tiền thì biển số xe sẽ được đấu giá lại hoặc chuyển vào hệ thống đăng ký, quản lý xe. Đồng thời, người trúng đấu giá không được hoàn trả tiền đặt trước, tiền đã nộp và không được tham gia đấu giá biển số xe trong 12 tháng.

Cấm đấu giá biển số 12 tháng đối với những trường hợp bỏ cọc. Ảnh minh hoạ.

Người trúng đấu giá phải làm thủ tục đăng ký xe để gắn biển số trong 12 tháng, trường hợp bất khả kháng được kéo dài thêm 6 tháng. Quá thời hạn này, biển số xe được đấu giá lại hoặc chuyển vào hệ thống đăng ký. Người trúng đấu giá không được hoàn trả số tiền đã nộp.

Đây cũng chính là điểm mới của luật mới so với nghị quyết của Quốc hội giữa năm 2023, đang được áp dụng. Theo nghị quyết này, người trúng đấu giá bỏ kết quả đợt trước vẫn được đăng ký đấu giá đợt sau.

Sở dĩ có quy định mới này là do có rất nhiều người tham gia đấu giá nhưng sau đó lại không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Chẳng hạn như vào ngày 13/1, biển số Hà Nội 30K-999.99 từng được chốt giá 75 tỷ đồng nhưng sau đó người trúng đấu giá đã bỏ cọc. Đến ngày 5/4, biển số này lại được lên sàn đấu giá lần 2 và được chốt giá hơn 30 tỷ đồng.

Theo luật mới, cụ thể tại Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá biển số xe, người trúng đấu giá được đăng ký biển số xe gắn với phương tiện của mình tại nơi trúng đấu giá hoặc nơi thường trú, tạm trú, trụ sở của tổ chức trúng đấu giá. Họ cũng được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn với biển số xe trúng đấu giá.

Trong 30 ngày từ khi có kết quả mà chưa được xác nhận cấp biển số, nếu người trúng đấu giá chết thì kết quả bị hủy và người thừa kế của họ được nhận đủ số tiền đã nộp. Trong 12 tháng, nếu người trúng đấu giá chết mà chưa gắn biển số xe, kết quả trúng đấu giá cũng bị hủy và người thừa kế của họ được nhận lại tiền đã nộp.

Luật mới cũng mở rộng đấu giá với biển số xe mô tô, xe máy thay vì chỉ đấu giá biển số ô tô như hiện nay. Giá khởi điểm biển số ô tô 40 triệu đồng, xe máy 5 triệu đồng. Tiền đặt trước không thấp hơn giá khởi điểm.

Sau khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua, Bộ Công an đang dự thảo nghị định về đấu giá biển số xe, trong đó đề xuất bước giá với ô tô là 5 triệu đồng, xe máy 500.000 đồng.

Bộ Công an cũng đề xuất truất quyền tham gia đấu giá với người cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật hoặc dùng giấy tờ giả đăng ký; thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả.

Người cản trở hoạt động đấu giá hoặc dùng công cụ tác động đến quá trình trả giá hay kết quả cuộc đấu giá; gây nhiễu loạn cuộc đấu giá; cho người khác truy cập, tham gia trả giá từ tài khoản đăng nhập của mình mà không có ủy quyền hợp lệ; đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người khác làm sai lệch kết quả đấu giá, cũng bị truất quyền tham gia đấu giá biển số xe.

Bỏ cọc trong đấu giá biển số xe: cần thêm biện pháp mạnh

Bỏ cọc trong đấu giá biển số xe: cần thêm biện pháp mạnh

Đấu giá biển số xe máy, lợi cả đôi bên

Đấu giá biển số xe máy, lợi cả đôi bên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ