Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cán bộ, công chức không được quát, dọa nạt dân, giấu sai phạm của cấp trên

Kinhtedothi-Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ, đang được Bộ Nội vụ đưa ra lấy ý kiến góp ý...

Nghị định ban hành Bộ quy tắc Đạo đức công vụ, gồm 5 chương và 25 điều. Bộ Nội vụ cho biết, ngoài các căn cứ về chính trị, pháp lý và văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, thời gian qua, Bộ phối hợp các bộ và địa phương đã thực hiện đánh giá thực trạng việc thực hiện các nội dung về đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong cơ quan hành chính Nhà nước. Qua đó cho thấy còn tồn tại những hạn chế nhất định như một bộ phận CBCCVC còn bộc lộ yếu kém trong giao tiếp, ứng xử với với người dân, tổ chức và đồng nghiệp; vẫn còn hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật gây ảnh hưởng đến uy tín của bộ, ngành, địa phương và hình ảnh của CBCCVC...

Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó dù công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường nhưng vẫn còn tình trạng nể nang, hình thức, chưa kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm; chủ yếu vẫn làm theo chuyên đề, đợt cao điểm. Việc xử lý vi phạm về đạo đức công vụ, kỷ luật kỷ cương hành chính chưa mang tính răn đe, chưa thật sự nghiêm… Vì vậy, lãnh đạo Bộ Nội vụ cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ làm căn cứ để các bộ và địa phương thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước. 

Cán bộ, công chức UBND quận Hai Bà Trưng lịch sự, hòa nhã trong giao tiếp với người dân

Theo Bộ Nội vụ, mục đích của bộ quy tắc này là đảm bảo sự liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp, phù hợp nghĩa vụ và trách nhiệm của CBCCVC; đảm bảo việc công khai quy tắc đạo đức của CBCCVC để Nhân dân giám sát. Đây cũng là cơ sở để CBCCVC tu dưỡng rèn luyện bản thân; nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Đồng thời, bộ quy tắc là cơ sở để thực hiện việc giám sát, đánh giá về đạo đức của CBCCVC và một trong những căn cứ để cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật theo quy định pháp luật.

Ngoài quy tắc đạo đức chung, dự thảo Nghị định cũng dành một chương quy định rõ những chuẩn mực đạo đức của CBCCVC. Đáng chú ý, quy định về tính chính trực, sự liêm chính yêu cầu CBCCVC không được lợi dụng vị trí công tác, chức vụ để mưu cầu lợi ích cá nhân; không để các thành viên gia đình, CBCCVC thuộc thẩm quyền quản lý đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác liên quan công việc, nhiệm vụ do CBCCVC có thẩm quyền giải quyết. CBCCVC cũng phải công khai thu nhập cá nhân theo quy định.

Với quy định về sự đúng mực, tính thận trọng, yêu cầu CBCCVC hành xử nghiêm túc, đúng mực, lịch thiệp; không được có lời nói, cử chỉ, hành động, trang phục phản cảm. Ngoài ra, trong dự thảo Nghị định cũng có quy định về sự tận tụy và kịp thời; năng lực và sự chuyên cần…

Dự thảo Nghị định này dành một chương quy định về những chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của CBCCVC, trong đó có quy định về giao tiếp, ứng xử của CBCCVC với tổ chức và công dân; với đồng nghiệp; với cấp trên; với cấp dưới; với tổ chức, cá nhân nước ngoài; với cơ quan thông tấn, báo chí; ứng xử tại nơi cư trú; nơi công cộng; qua điện thoại.

Đoàn kiểm tra công vụ TP Hà Nội kiểm tra đột xuất việc thực hiện kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức Sở Xây dựng Hà Nội

Trong đó, đặc biệt trong giao tiếp với dân, quy định CBCCVC không chửi thề, không nói tiếng lóng, quát, dọa nạt; không có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, gây căng thẳng, bức xúc, gợi ý nhằm trục lợi cá nhân.

Với đồng nghiệp, không được bè phái, cục bộ, có lời nói, hành động gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, nói không đúng sự thật, hạ uy tín, trả thù cá nhân trong cơ quan, đơn vị. Với cấp trên, CBCCVC không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cấp trên; chủ động đề xuất, kiến nghị, đóng góp ý kiến với cấp trên về biện pháp quản lý, điều hành. Với cấp dưới phải tôn trọng, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những đề nghị chính đáng của cấp dưới; không quan liêu, hách dịch, coi thường cấp dưới.

Dự thảo cũng nhấn mạnh, CBCCVC phải nêu gương trong sinh hoạt, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; xây dựng lối sống lành mạnh, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, không có hành vi bạo lực gia đình; không tổ chức tiệc cưới, ăn hỏi, đám ma, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các công việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi. Đồng thời không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức, công dân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức tại nơi cư trú

Ngoài ra, dự thảo Nghị định còn quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của CBCCVC; sử dụng thời giờ làm việc; quy định họp, hội nghị, xử lý các hành vi vi phạm về đạo đức công vụ.

Trong đó, quy định rõ việc không chơi các trò chơi, sử dụng các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc; không uống rượu, bia, đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc, không tụ tập ăn, uống đông người trong giờ làm việc; không quảng cáo thương mại, bán hàng, tiếp thị bán hàng tại nơi làm việc.

 

Đề xuất tăng biên chế công chức phường: Đáp ứng mong mỏi bấy lâu

Đề xuất tăng biên chế công chức phường: Đáp ứng mong mỏi bấy lâu

Hà Nội: Chủ động kiểm tra công vụ vì nền hành chính chuyên nghiệp

Hà Nội: Chủ động kiểm tra công vụ vì nền hành chính chuyên nghiệp

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

17/01/2025 | 09:20

Chia sẻ về mô hình giải quyết thủ tục hành chính “Phục vụ Nhân dân- vui Xuân đón Tết”, Trưởng Phòng Tư pháp Quận Hai Bà Trưng cho hay, dù rất vất vả nhưng trước sự ủng hộ, hài lòng của người dân từ dịp Tết năm ngoái, cán bộ công chức xác định tiếp tục không ngừng cố gắng...

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

09/01/2025 | 07:27

Kinhtedothi-Tròn 1 tuần từ khi hoạt động bộ máy chính quyền sau sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), các phường mới tại Quận Hai Bà Trưng phải giải quyết khối lượng công việc lớn hơn nhiều do số dân tăng cao, song thực tế chưa ghi nhận bất kỳ phản ánh hay phàn nàn, bức xúc của người dân...

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ