Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cận cảnh các khu đô thị đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội nhiều khu đô thị đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.

Dù vậy, thống kê của các cơ quan chức năng hiện nay cho thấy có đến hàng nghìn héc ta đất tại Hà Nội “trơ gan tuế nguyệt”, heo hắt đến gai người. Câu hỏi: “Ai có thể giải cứu những thành phố này?” từ giới chuyên môn thường xuyên xuất hiện nhưng nhanh chóng rơi vào hư vô nhiều năm nay.
 Hàng trăm nóc nhà tại khu đô thị Bảo Sơn, Lê Trọng Tấn – Geleximco bị bỏ hoang chục năm nay, cỏ mọc um tùm, hoang tàn lạnh lẽo.
“Đêm đến, ít người dám đi qua các khu đô thị này vì rất vắng vẻ”, một nhân viên môi giới cho biết. Tại đây, những căn hộ có người ở cũng là cho thuê lại, hoặc đã bỏ không nhiều năm. Những căn nhà liền kề không bóng người, cửa đóng kín nhanh chóng thành ao cá khi mưa lớn hay nuôi gà của dân lao động ngoại tỉnh cư trú tự phát đến ở. Theo ban quản lý của một số dự án, lâu lâu chúng tôi mới thấy một hai căn nhà có người mở cửa ra vào, nhưng chỉ chốc lát rồi đi ngay.
 
Tại thời điểm thị trường bất động sản đang vào đỉnh cao của "cơn sốt", số doanh nghiệp hốt bạc khi đầu tư vào các khu đô thị lên tới hàng trăm. Gần như dự án nào tung ra thị trường đều được giới đầu cơ mua ngay lập tức. Không ít nhà đầu tư kỳ vọng sẽ thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ khi các khu đô thị trở thành thành phố đúng nghĩa trong tương lai. Thế nhưng, thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng ngay sau đó. Trở lại nhiều “thành phố tương lai” vào thời điểm này là những khu đô thị đìu hiu, cô quạnh.
 
Bà M.L, một doanh nghiệp gỗ tại Hà Nội chia sẻ, bà mua một căn biệt thự nằm trong khu đô thị Lê Trọng Tấn đã hơn tám năm. Tuy nhiên, hiện tại dự án không có dấu vết của sự sống và bỏ hoang lâu nay. Dù liên tục rao bán cắt lỗ căn biệt thự của mình nhiều nằm nhưng không ai dám mua lại khi nhìn thấy cảnh xuống cấp của dự án. Đa số người mua nhà tại đây là các nhà đầu tư lướt sóng đến từ Hà Nội. Khi thị trường đang nóng họ mua với giá cao nhưng nay thì mắc kẹt trong tình huống dở khóc, dở cười “đi không được, ở chẳng xong”.
 Hầu hết đã có chủ song nhiều ngôi biệt thự tại những khu đô thị này vẫn chưa thể hoàn thiện.
Năm 2016 sắp qua đi, hàng trăm căn biệt thự liền kề “đắp chiếu” tiếp tục chu kỳ một năm ảm đạm của mình. Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ: “Với diễn biến “nóng, lạnh” thất thường của thị trường địa ốc thời điểm hiện tại, bức tranh “gam màu đen” tại các khu đô thị sẽ còn tiếp nối nhiều năm nữa. Và tất nhiên câu hỏi: “Ai có thể giải cứu những “thành phố ma” này? một lần nữa vọng vào những ngôi nhà hoang rồi bật lại trong hoang hoải tiếng gió rít…”

Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị tại hàng loạt khu đô thị, mọc lên dang dở, không một bóng người.

 Các căn hộ có người ở chủ yếu là thuê văn phòng đại diện bất động sản.

 Hay dân lao động ngoại tỉnh tự phát tràn vào sinh sống

 Những căn biệt thự chục tỷ nay trở thành nơi nuôi gà, trồng rau

 Bên cạnh “khu đô thị ảm đảm”, những căn hộ chung cư cao tầng vẫn mọc lên như nấm.

 
 
Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ