Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ

Kinhtedothi - Sau một tháng bị lũ chồng lũ, nước trong nhà người dân vùng “rốn lụt” Chương Mỹ cơ bản đã rút hết, nhưng ruộng đồng vẫn bị ngập nên người dân chưa thể trồng trọt, việc chăn nuôi cũng gặp muôn vàn khó khăn.

  •  Hoàn lưu bão số 3 khiến vùng ''rốn lụt'' Chương Mỹ ngập nặng trên diện rộng từ ngày 20/7/2018. Đến ngày 29/7/2018, lũ rừng ngang tiếp tục tràn về, khiến huyện Chương Mỹ ngập nặng kỷ lục trong nhiều ngày. Nước rút chậm, nhưng đến nay, mực nước sông Bùi đã về ngưỡng an toàn. 

  •  Sau một tháng bị lũ chồng lũ, nước cơ bản đã rút hết khỏi nhà người dân vùng ''rốn lụt'' Chương Mỹ.
  •   Tuy nhiên, nước vẫn ngập khắp cánh đồng rộng lớn. 
  •  Hiện, toàn bộ hoa màu và nhiều cây ăn quả đã bị chết.
  •  Nước ngập ruộng đồng khiến việc chăn nuôi gặp muôn vàn khó khăn do không có thức ăn cho gia súc, gia cầm. 
  •  Hàng ngày, chị Nguyễn Thị Phượng (thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) phải đi xa gần 10km để cắt cỏ cho bò. Hiện, chị Phượng tranh thủ trồng lại cỏ voi ở những khu vực nước đã rút.
  •  Trong khi đó, một số ít hộ gia đình ở xã Nam Phương Tiến đan cói thuê trong lúc chưa thể trồng trọt, chăn nuôi trở lại. Tuy nhiên, làm nghề này thu nhập không đáng kể, 1 sản phẩm mất 1,5 ngày mới hoàn thành chỉ có thù lao khoảng 120.000 đồng.  
  •  Nước rút, bà con không cần phải bơi thuyền thúng mà đã có thể di chuyển bằng xe đạp, xe máy, ô tô...
  •  Những con đường giữa cánh đồng cũng đã có thể di chuyển bằng xe máy được 3 ngày nay.
  •  Nước rút đến đâu, người dân vệ sinh chuồng, trại, nhà cửa, khử trùng đến đó.
  •  Thế nhưng, mưa lớn vẫn tiếp tục kéo dài nhiều ngày nay.
  • Điều đó khiến việc dọn dẹp, khử trùng, vệ sinh đồ đạc, môi trường của bà con vùng ''rốn lũ'' gặp nhiều khó khăn.
  •  Khung cảnh tan hoang quanh một ngôi nhà vùng '''rốn ngập''.
  •  Ngôi nhà của chị Nguyễn Thị Phượng (thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến) không còn đồ vật gì đáng giá do bị nước lũ cuốn trôi đi đâu không biết.
  •  Các thiết bị điện tử của nhà ông Nguyễn Văn Quân như: Loa, tủ lạnh, bàn là, nồi cơm điện bị ngâm cả tháng trời trong nước nên đều bị hỏng.  
  •  Thậm chí, cả giường, tủ cũng bị nước lũ làm hỏng, mục.
  •  Cây nhãn 30 năm tuổi của nhà vợ chồng chị Nga, anh Lượng cũng không thể chống chọi được với dòng nước ô nhiễm nhiều ngày.
  •  Hiện, nhiều giếng nước vẫn bị nhiễm bẩn nặng, nhiều hộ gia đình vẫn phải đi xin nước về dùng. Theo ông Quân, phải khi nào nước ngoài đồng rút hết, gia đình ông mới bơm, múc hết nước bẩn trong giếng. Sau đó, để nước ngầm chảy vào khoảng 1 mét lại tiếp tục múc nước ra, cứ như vậy khoảng 8-10 lần, đến khi nào thấy nước trong và sạch mới đưa đi kiểm nghiệm, nếu đảm bảo vệ sinh mới sử dụng được.
  •  Hiện nay, vào những ngày mưa, gia đình ông Quân tận dụng tất cả những đồ vật có thể chưa nước như xoong, chậu, đến thuyền thúng để hứng nước mưa phục vụ sinh hoạt.
  •  Theo ghi nhận của phóng viên, quang cảnh đường làng, ngõ xóm, trong nhà người dân khá thoáng đãng, không còn rác thải.
  •   Xóm Bèo, thôn Nam Hài, nơi từng bị rác lũ tràn vào giờ đây rất sạch sẽ.
  •  Đoạn đường này từng có thời điểm trở thành biển rác nay đã trở lại sự bình yên, đẹp đẽ vốn có.
  •  Tuy nhiên, ngay sau khi nước rút, bãi rác ở thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến đã hoạt động trở lại. 
  •  
  •  Hàng ngày, những công nông chở rác thải từ các nơi tiếp tục đổ về đây.
  •  Bữa cơm của các gia đình đảm bảo có thịt hoặc cá, rau xanh.
  •  Không có hộ gia đình nào bị thiếu lương thực, thực phẩm và nước sạch để nấu ăn. Cùng ăn cơm trưa với bà con, phóng viên nhận thấy gạo cứu trợ là loại thơm ngon, dẻo.
  •  Người dân Chương Mỹ cảm ơn lãnh đạo TP Hà Nội, các sở, ban, ngành, quận, huyện; các tổ chức chính trị, xã hội, nhà hảo tâm đã kịp thời ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ bà con trong lúc khó khăn. (Ảnh: Bà Bảy hái quả sung để muối, cải thiện bữa ăn). 
  •  Tuy nhiên, vụ lúa, hoa màu đợt này của bà con mất trắng, nhiều vật nuôi cũng bị chết, việc tái sản xuất gặp nhiều khó khăn do nước chưa rút hết, thời tiết vẫn tiếp tục mưa, mùa mưa bão vẫn còn kéo dài khoảng 2 tháng nữa nên người dân xã Nam Phương Tiến mong muốn chính quyền địa phương quan tâm đến việc đảm bảo vệ sinh môi trường, không tiếp tục để đổ rác vào bãi rác thôn Nam Hài. (Ảnh: Gia đình ông Quân, xóm Bèo, thôn Nam Hài mới dọn về nhà được 3 ngày, sau 31 ngày đi ở nhờ).
  •    Đồng thời, quan tâm hơn nữa đến công tác vệ sinh môi trường, khử trùng cả trong làng xóm và ngoài đồng ruộng, giúp bà con sớm ổn định cuộc sống và sản xuất.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

18/12/2024 | 12:14

Kinhtedothi - Không những là lực lượng chủ lực đảm bảo quốc phòng an ninh tại TP, lực lượng vũ trang (LLVT) TP Hồ Chí Minh còn đi đầu giúp Nhân dân trong đại dịch Covid-19. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, LLVT TP vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 3.

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

16/12/2024 | 23:06

Kinhtedothi- Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng triệu người con trên khắp đất nước đã cống hiến tuổi xuân, anh dũng chiến đấu và ngã xuống cho độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Trong đó có liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát, sẽ được truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND vào ngày 18/12/2024.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

29/08/2024 | 14:29

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

28/08/2024 | 15:59

Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ