Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cần có “nhạc trưởng” dẫn dắt để chuyển đổi số thành công

Kinhtedothi - Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú khẳng định về chuyển đổi số là con đường tất yếu của Việt Nam.

Tuy nhiên, tôi xin lưu ý phải đào tạo trên cơ sở đặt hàng của các doanh nghiệp, không đào tạo đồng loạt hoặc chung chung như giai đoạn trước đây. Cần có những lớp đào tạo cấp tốc, chuyên sâu, lớp chuyển đổi số kỹ thuật cao cấp.

Chuyển đổi số được xem là bước ngoặt lịch sử mà cuộc Cách mạng 4.0 mang lại để Việt Nam bứt phá phát triển. Nhưng Việt Nam có tận dụng được cơ hội hay bỏ lỡ, như đã xảy ra ở các cuộc Cách mạng công nghiệp lần trước, thưa ông?

Ông Vũ Vinh Phú: Chuyển đổi số là thay đổi cả một phương thức kinh doanh, chuyển đổi từ dữ liệu, nhân sự, tài sản, vật tư, thông tin... sang số hóa toàn bộ. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp tiếp tục tập hợp trên data dữ liệu của mình để sử dụng vào mục sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại, xuất khẩu, phục vụ thị trường nội địa hoặc liên doanh, liên kết.

Chính phủ cũng đã đề ra, đó là có một bước đi cho kinh tế số, chính phủ số, doanh nghiệp số, xã hội số trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm tới. Nếu chúng ta không tận dụng được thì sẽ bỏ lỡ thời cơ, như vậy sẽ rất “lãng phí”. Tuy nhiên, chuyển đổi số có 2 vấn đề.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

Thứ nhất, với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năng lực, trình độ, nhân lực, cơ sở hạ tầng phần cứng về hạ tầng số, IT... còn rất khó khăn cùng với kinh phí ít ỏi. DNNVV phải có bước đi riêng, chúng ta cần chọn lĩnh vực số nào cần thiết nhất cho doanh nghiệp thì tiến hành dần để sau đó nhân rộng.

Thứ hai, với doanh nghiệp, tập đoàn lớn có thể làm nhanh hơn, quy mô rộng lớn hơn ở tất cả các lĩnh vực. Từ nhân sự, quản trị doanh nghiệp cho đến trao đổi dữ liệu, xúc tiến thương mại, liên doanh, liên kết...

Như vậy, mỗi loại doanh nghiệp cần có những bước đi khác nhau. Và chuyển đổi số không chờ đợi bất kỳ một doanh nghiệp nào, nếu để mất cơ hội thì sẽ bị tụt hậu về năng suất lao động, thông tin thị trường, dữ liệu số, khách hàng mua và khách hàng bán...

Chuyển đổi số sẽ thúc đẩy năng suất lao động của doanh nghiệp cao lên, giá thành hạ xuống, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tốt hơn. Do đó, nhận thức được chuyển đổi số là một chuyện, còn hành động với chuyển đổi số lại là vấn đề khác. Chính phủ đã có chương trình rất cụ thể cho từng bước đi trong chuyển đổi số.

Về phía doanh nghiệp cũng phải xây dựng các kế hoạch chuyển đổi số cho mình một cách khoa học, chắc chắn tùy theo loại hình doanh nghiệp nhỏ hay lớn trong giai đoạn tới. Việt Nam có nhiều thuận lợi trong chuyển đổi số, như phát triển công nghệ thông tin, hạ tầng có rất nhiều tiến bộ, có nhiều tập đoàn lớn có năng lực và thế mạnh tài chính, nhân lực, như: FPT, Viettel, Vingroup, Vinamilk, Hòa Phát...

Với các doanh nghiệp nhỏ tuy có những khó khăn hơn nhưng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ. Tôi tin tưởng Việt Nam sẽ bắt nhịp được với chuyển đổi số của khu vực, chúng ta phấn đấu đứng top đầu ASEAN về chuyển đổi số thì sẽ là một bước tiến rất tốt. Nếu chuyển đổi số được 70% cũng sẽ đem lại một bước tiến mới trong năng suất lao động, xây dựng thương hiệu, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong vòng 5 năm tới đây.

Theo ông, Việt Nam đang đứng ở đâu trong bản đồ chuyển đổi số của khu vực và thế giới?

Ông Vũ Vinh Phú: Đối với khu vực châu Á và ASEAN, Việt Nam đang đứng ở mức độ trung bình khá. Chúng ta đòi hỏi một bước cao hơn nữa thì phải có sự đầu tư về nhân lực, hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, R&D, kết nối... Vừa qua Chính phủ kêu gọi phải kết nối, không để xảy ra tình trạng “ngăn sông cấm chợ” về dữ liệu thông tin, trừ thông tin mật. Đây là điều rất thuận lợi cho chuyển đổi số, nhưng cũng cần có thêm những chính sách để phát triển số, đặc biệt là cho DNNVV, vì các doanh nghiệp này hiện còn gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi số.

Trong vòng 5 năm tới, Việt Nam sẽ có một bước tiến xa, nhưng nếu kỳ vọng đứng đầu khu vực và nằm trong top đầu châu Á thì cũng cần phải có thêm thời gian mới có thể tiến kịp. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải làm ngay, khi làm sẽ “vỡ ra”, nhận biết được thêm rất nhiều điều trong vấn đề này. Điều không thể thiếu là nhận thức về sự cần thiết trong chuyển đổi số, không thể dừng lại vì nếu dừng lại là tụt hậu.

Trong các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, theo ông, lĩnh vực nào đang dẫn đầu về chuyển đổi số và lĩnh vực nào đang chậm chân nhất?

Ông Vũ Vinh Phú: Chuyển đổi số đi đầu tại những lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo thiết bị điện tử, công nghiệp xây dựng. Trong hệ thống thương mại cũng đã ứng dụng chuyển đổi số nhưng chỉ ở giai đoạn đầu, như mảng bán lẻ, bán buôn.

Hiện nay chuyển đổi số không đồng đều, nhưng đó là điều tất yếu. Cho nên chúng ta hỗ trợ doanh nghiệp theo kịp trong giai đoạn 5 năm tới là hết sức quan trọng. Những doanh nghiệp nào đã thành công chuyển đổi số thì cần chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ các doanh nghiệp đi sau. Thực tế, sự liên kết hỗ trợ nhau của các doanh nghiệp Việt Nam còn đang yếu, thiếu những “nhạc trưởng” chỉ huy trong việc trao đổi số, phát triển kinh tế số tại giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

Với những cơ chế, chính sách hiện có, Chính phủ cần làm thêm gì để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, thưa ông?

Ông Vũ Vinh Phú: Thứ nhất, Quốc hội và Chính phủ cần có sự phân công, phối hợp để đưa ra những chính sách về chuyển đổi số quốc gia và doanh nghiệp hợp pháp, hợp hiến. Các chính sách, cơ chế chặt chẽ nhưng thông thoáng, cởi mở dễ tiến hành trong chuyển đổi số của doanh nghiệp. Đặc biệt là thủ tục hành chính, trao đổi dữ liệu, liên kết, xúc tiến thương mại giữa các tỉnh thành phố và các doanh nghiệp với nhau.

Thứ hai, có thể dùng ngân sách để hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp, không phải hỗ trợ trực tiếp mà hỗ trợ thông qua xây dựng hạ tầng cứng, giảm lãi vay ngân hàng khi doanh nghiệp mua thiết bị máy móc phục vụ chuyển đổi số, giảm thuế phí...

Thứ ba, chuyển đổi số đòi hỏi nhà nước nước phải có “nhạc trưởng” tập hợp lại các doanh nghiệp, như hệ thống doanh nghiệp cùng hàng triệu doanh nghiệp từng bước đi lên theo kế hoạch trước mắt và lâu dài trong chuyển đổi số. Tiến độ đặt ra phải thật cụ thể để có đích phấn đấu trong từng giai đoạn. Đơn cử, đến năm 2025 chuyển đổi số sẽ đạt được ở mức độ nào trong kế hoạch đã đề ra, thay cho việc hô hào chung chung sẽ dẫn đến hiệu quả chuyển đổi số không cao.

Thứ tư, vấn đề chuyển đổi số, kỹ thuật số, thương mại điện tử rất phức tạp, cho nên hành lang luật pháp phải rõ ràng, minh bạch, kỷ luật, kỷ cương phải nghiêm minh, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, mạnh dạn chuyển đổi số. Nhưng cũng cần xử lý nghiêm những vi phạm như phá hoại mạng, cản trở chuyển đổi số quốc gia, doanh nghiệp trong quá trình phát triển.

Có nhiều ý kiến cho rằng, chuyển đổi số là quá trình rất tốn kém, cần đầu tư nhiều tiền bạc, do đó sẽ tạo ra gánh nặng cho các doanh nghiệp, tổ chức muốn tham gia. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Vũ Vinh Phú: Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn tỷ USD như Hàn Quốc, Nhật Bản... do đó rất cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, đặc biệt là cho các DNNVV để các doanh nghiệp cùng bám sát nhau đi lên trong chuyển đổi số trong giai đoạn tới.

Chúng ta không bao cấp, nhưng hỗ trợ trong phạm vi Việt Nam ký cam kết FTA với các nước mà có quyền làm được thì cần tiến hành triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp. Quan trọng là phải hỗ trợ đúng địa chỉ, hỗ trợ có hiệu quả, không bị phân tán hoặc sai địa chỉ, vì nếu hỗ trợ sai địa chỉ sẽ gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực, tài chính của nhà nước, và việc chuyển đổi số bị chậm lại.

Để chuyển đổi số thành công thì nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất. Nhưng từ trước đến nay đây luôn là bài toán mà Việt Nam chưa thể giải nổi. Vậy theo ông, để có nhân sự chất lượng cao phục vụ cho quá trình chuyển đổi số thì chúng ta cần phải làm gì?

Ông Vũ Vinh Phú: Con người là nhân tố quyết định, máy móc chỉ là một chuyện. Hiện nay chúng ta cũng đã “manh nha” có một số khu công nghệ cao, các trường đại học đã mở khoa đào tạo về công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Rõ ràng, câu chuyên nhân lực cho chuyển đổi số cần phải đặt ra sớm để cung cấp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tôi xin lưu ý phải đào tạo trên cơ sở đặt hàng của các doanh nghiệp, không đào tạo đồng loạt hoặc chung chung như giai đoạn trước đây. Cần có những lớp đào tạo cấp tốc, chuyên sâu, lớp chuyển đổi số kỹ thuật cao cấp.

Vấn đề này thuộc trách nhiệm Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, trên nữa là Chính phủ. Các bộ, ngành cần có sự phối hợp để tập trung nguồn nhân lực cho chuyển đổi số thành công. Máy móc hiện đại nhưng không có bàn tay, khối óc của con người, không có kỹ năng điều khiển thành thạo, có tâm, có đức thì việc chuyển đối số cũng mất hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số quốc gia của chúng ta.

Trân trọng cảm ơn ông!

Năm 2022, Hà Nội sẽ chuyển đổi số toàn diện

Năm 2022, Hà Nội sẽ chuyển đổi số toàn diện

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

22/01/2025 | 17:34

Kinhtedothi - Để đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) vào cuộc sống, việc cần ưu tiên trước hết là hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ.

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

22/01/2025 | 10:38

Kinhtedothi - Sự phát triển không ngừng của các hình thức, phương tiện thanh toán mới, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động… ngày càng phổ biến. Song song với đó các ngân hàng cũng đầu tư lớn về tài chính, công nghệ, con người.

Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ